5 quy tắc vàng để tránh vỡ nợ khi sử dụng thẻ tín dụng

962
Quy Tac Vang Tranh Vo No

Bất cứ ai sở hữu thẻ tín dụng đều có thể chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn đang có. Chỉ với một khoản phí nhỏ mỗi tháng, thẻ tín dụng kích thích bạn mua sắm những thứ tuyệt vời ngoài tầm tay. Đây là một con dao hai lưỡi đưa bạn vào nợ nần. Sau đây là 5 quy tắc vàng – cách xài thẻ tín dụng để tránh vỡ nợ. 

1. Dùng thẻ tín dụng cho những thứ có khả năng thanh toán để tránh vỡ nợ

Bạn có thể sử dụng thẻ tín dụng thường xuyên nhưng đừng dùng đến mức ghi nợ. Cách để phòng tránh nợ thẻ tín dụng là chỉ chi tiêu cho những thứ bạn đủ khả năng thanh toán. Hãy ghi nhớ: thẻ tín dụng là công cụ thanh toán, chứ không phải công cụ xoay vòng nợ. 

Để làm được như vậy, bạn cần thường xuyên theo dõi số dư tài khoản và những khoản đã chi. Chỉ chi tiêu cho những thứ bạn thật sự cần và nằm trong khả năng tài chính của mình. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra những khoản chi tín dụng của mình để kiểm soát chúng tốt hơn. 

2. Cân nhắc khi nào nên nợ thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng rất hữu ích trong việc chi trả khi bạn không có đủ tiền ngay lúc đó. Tuy nhiên chỉ nên dùng thẻ hoặc vay tín dụng khi đó là số tiền bạn có thể hoàn trả trong thời gian ngắn. Ví dụ như mua những món đồ giá trị bằng 1 – 2 tháng lương của bạn: đồ nội thất, laptop, điện thoại,...

Tránh vỡ nợ khi sử dụng thẻ tín dụng
Nợ thẻ tín dụng rất nguy hiểm nếu chi tiêu vượt quá khả năng chi trả.

3. Vượt qua cám dỗ hạn mức tín dụng

Như đã nói ở trên, hạn mức tín dụng chắc chắn rất hấp dẫn bạn. Chắc hẳn bạn sẽ nghĩ: “Mình chưa vay đến hạn mức, tại sao không vay thêm một chút nhỉ? Để trang trí ngôi nhà đẹp hơn, để mua chiếc xe cao cấp hơn, chiếc điện thoại đời mới hơn?” Hầu hết mọi người không vượt qua được cám dỗ mà mua sắm và chi tiêu quá tay. Nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị nợ ngập đầu như những người khác.

Có thể bạn đang quan tâm: Shinhan Finance triển khai tính năng rút tiền mặt linh hoạt bằng mã rút tiền từ ứng dụng iShinhan

4. Kiểm soát dư nợ thẻ tín dụng ở dưới 35% hạn mức

Nợ tín dụng ảnh hưởng xấu đến điểm tín dụng của một người. Điểm tín dụng thấp sẽ khiến bạn nằm trong “danh sách đen” của một tổ chức tín dụng. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng rất e dè khi cho các đối tượng này mở thẻ hoặc cho vay. Khách hàng có điểm tín dụng thấp cũng khó khăn khi vay tín chấp ở các ngân hàng khác.

Tránh vỡ nợ khi sử dụng thẻ tín dụng
Kiểm soát sử dụng thẻ tín dụng dưới hạn mức 35%.

Để tránh điểm tín dụng thấp do nợ tín dụng, bạn cần giữ nợ ở dưới 35% hạn mức cho vay. Ví dụ hạn mức vay 20 triệu, bạn chỉ nên vay nhiều nhất 7 triệu. Cũng cần lưu ý phải trả nợ đúng hạn vì nó cũng ảnh hưởng tương tự. 

5. Lên kế hoạch trả nợ

Bạn cần phải lên kế hoạch trả nợ trước khi số nợ tăng lên quá nhiều đến nỗi vỡ nợ. Cần phải cam kết với bản thân về việc chi tiêu tiết kiệm, hợp lý và trả dần số tiền bạn đã vay. Bí quyết cho bạn trả nợ nhanh nhất như sau:

  • Giới hạn chi tiêu, chỉ tiêu những mục thiết yếu để dành tiền trả nợ.
  • Ưu tiên những khoản nợ có lãi cao, phải trả trước để tránh trường hợp lãi độn lên quá nhiều theo thời gian. 
  • Tạm thanh toán bằng thẻ trong quá trình trả nợ. 

Đôi khi bạn bị vướng vào pháp luật vì nợ thẻ tín dụng. Bên cung cấp dịch vụ tín dụng có thể kiện bạn ra tòa. Nếu họ thắng, nợ sẽ được trả bằng cách thu hồi lương hoặc tài sản của bạn. 

Vỡ nợ vì không biết cách xài thẻ tín dụng là điều hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn quá lạm dụng nó. Hãy luôn ý thức về cách chi tiêu của mình để tránh nợ tín dụng. Đó là điều bạn có thể làm được nếu thực sự nghiêm túc thắt chặt chi tiêu. Đừng bao giờ chi tiêu nhiều hơn số tiền bạn có, dù chiếc thẻ tín dụng cám dỗ đến đâu. Chúc bạn kiểm soát chi tiêu thành công.  

Có thể bạn quan tâm:

0 / 5. 0