7 loại rủi ro thường gặp trong đầu tư kinh doanh tài chính và cách kiểm soát

1223
Rui Ro Dau Tu

Bên cạnh lợi nhuận, trong hoạt động đầu tư luôn tiềm ẩn những rủi ro. Có thể thấy, khoản đầu tư nào càng đem lại nhiều lợi nhuận thì rủi ro cũng lại càng cao. Nhận diện các dạng rủi ro đầu tư và kiểm soát nó vì thế vô cùng quan trọng.

1. Rủi ro trong đầu tư kinh doanh

loại rủi ro thường gặp trong đầu tư kinh doanh tài chính và cách kiểm soát
Cải tiến là chìa khóa đối phó với rủi ro kinh doanh.

Rủi ro kinh doanh xảy ra khi kết quả kinh doanh không đúng với dự kiến. Điều này có thế khiến lợi nhuận của công ty không đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố. Bao gồm: doanh thu, mức độ cạnh tranh, luật pháp hay chi phí…

Để kiểm soát rủi ro đầu tư, cần đa dạng hóa các danh mục sản phẩm. Bạn cần cải tiến sản phẩm để phù hợp với thị trường, thị hiếu khách hàng. Điều này sẽ làm giảm bớt những thiệt hại do rủi ro kinh doanh gây ra. Thậm chí còn tránh nguy cơ bị “đào thải” khỏi thị trường.

Bài viết liên quan: Những lưu ý quan trọng khi vay tiêu dùng

2. Rủi ro lạm phát

Lạm phát cũng là một dạng rủi ro đầu tư. Tác động của lạm phát khiến sức mua và hiệu suất sinh lời bị giảm. Đồng nghĩa với việc một số loại hình đầu tư như gửi tiết kiệm có kỳ hạn không đem lại giá trị như dự tính. Giá trị một số tài sản cũng nhanh bị xuống giá. 

Để đối phó với rủi ro, nhà đầu tư nên lựa chọn các kênh an toàn hơn. Điển hình là đá, kim loại quý, đồng tiền mạnh… để phòng vệ trước lạm phát. Bạn cũng nên lưu ý, đầu tư trái  phiếu thường nhạy cảm với lạm phát hơn so với cổ phiếu.

3. Rủi ro thị trường

Kết quả hoạt động của thị trường tài chính không như mong đợi gây ra rủi ro thị trường. Đây cũng là rủi ro hệ thống, gắn liền với hoạt động đầu tư trên thị trường tài chính. Rủi ro thị trường bắt nguồn từ suy thoái kinh tế, thiên tai, khủng bố, chính trị bất ổn… 

loại rủi ro thường gặp trong đầu tư kinh doanh tài chính và cách kiểm soát
Khủng hoảng thị trường mang tính hệ thống.

Rủi ro đầu tư loại này ảnh hưởng tới cả hệ thống. Do vậy, việc đa dạng hóa đầu tư không có tác dụng cứu vãn. Để hạn chế mức thấp nhất tổn thất, nên chuyển sang đầu tư kim loại quý như vàng. 

4. Rủi ro lãi suất

Lãi suất thường có tỉ lệ nghịch với giá trái phiếu. Ví dụ, khi lãi suất tăng lên, giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại. Vì thế, rủi ro lãi suất xảy ra khi có sự thay đổi về lãi suất. Dạng rủi ro đầu tư này ảnh hưởng lớn tới các các khoản đầu tư cổ phiếu. Nhưng lớn nhất là hình thức đầu tư chứng khoán có thu nhập cố định như trái phiếu.

Bạn có thể áp dụng hợp đồng kỳ hạn/tương lai hay quyền mua/bán để quản lý rủi ro. Các công cụ tài chính này như một loại “bảo hiểm” khi lãi suất thay đổi. Và dĩ nhiên, bạn phải chịu các rủi ro phát sinh khi ký kết các sản phẩm tài chính này

5. Rủi ro tín dụng

loại rủi ro thường gặp trong đầu tư kinh doanh tài chính và cách kiểm soát
Các tổ chức tài chính có thể đối mặt với tình trạng người đi vay không thể hoàn trả nợ là rủi ro tín dụng.

Các tổ chức tài chính có thể đối mặt với tình trạng người đi vay không thể hoàn trả nợ. Đây chính là rủi ro tín dụng. Dạng rủi ro đầu tư khi người cho vay không thu hồi được tiền lãi hay vốn của khoản nợ. 

Khi đầu tư trái phiếu, bạn cũng sẽ có nguy cơ gặp phải rủi ro này. Nếu như tổ chức phát hành trái phiếu không có hoàn trả lãi hay vốn gốc. Hãy chọn mua trái phiếu của công ty, tổ chức được xếp hạng uy tín cao. Điều này sẽ khiến bạn giảm tối đa nguy cơ rủi ro đầu tư.

Có thể bạn đang quan tâm: Phân loại quỹ đầu tư mở ở Việt Nam và cách đầu tư dài hạn vào quỹ mở hiệu quả, ít rủi ro

6. Rủi ro thanh khoản

Lựa chọn đầu tư các tài sản dài hạn như bất động sản, thường dễ gặp rủi ro thanh khoản. Đó là khi nhà đầu tư gặp khó khăn trong việc bán lại để chuyển sang tiền mặt. Rủi ro này liên quan tới các loại tài sản không thể mua bán nhanh chóng với giá thị trường. Trường hợp muốn bán cấp, bạn buộc phải chịu rủi ro thanh khoản. Đồng nghĩa với việc bán tài sản với giá thấp hơn thị trường. Và chịu một phần rủi ro đầu tư do bán giá thấp. 

Để tránh tổn thất, nhà đầu tư cần dự trữ đủ tiền mặt. Hoặc bằng các tài sản có tính thanh khoản cao để đảm bảo nhu cầu vốn trong ngắn hạn. 

7. Rủi ro tiền tệ

Rủi ro tiền tệ phát sinh khi có sự thay đổi về giá các đồng tiền khác nhau. Rủi ro này ảnh hưởng tới những khoản mục đầu tư liên quan tới ngoại tệ. Nhà đầu tư có thể phòng tránh rủi ro tiền tệ bằng cách đầu tư vào các đồng tiền mạnh. Ngoài ra, các hợp đồng hoán đổi cũng cũng là cách tránh rủi ro tiền tệ hiệu quả.

Các loại hình đầu tư đem lại lợi nhuận cao nhưng cũng tiềm ẩn các rủi ro khó lường. Thực tế này đòi hỏi nhà đầu tư sự tìm hiểu kỹ lưỡng và phòng trước các rủi ro đầu tư. Hãy trở thành một nhà đầu tư khôn ngoan biết biến nguy cơ thành cơ hội phát triển. 

0 / 5. 0