Cách lập ngân sách và chi tiêu tiết kiệm khi sống tự lập lần đầu tiên

1875
Cach Lap Ngan Sach

Áp dụng những kỹ năng dưới đây vào cuộc sống hằng ngày, bạn sẽ hình thành cho mình một ngân sách cụ thể và biết cách chi tiêu tiết kiệm cho cuộc sống tự lập lần đầu.

Háo hức với việc rời gia đình và bắt đầu cuộc sống riêng? Trở nên tự lập và quyết định hầu hết mọi thứ trong cuộc sống là một trải nghiệm thú vị, nhưng có thể tốn kém hơn bạn dự tính rất nhiều. Nếu bạn đã vài lần băn khoăn về số tiền cần có để bắt đầu cuộc sống riêng, sau đây là một số điểm lưu ý cùng với mẹo để giúp bạn chuẩn bị kĩ lưỡng hơn và trở thành một người lớn “chuyên nghiệp”.

6 câu hỏi về ngân sách bạn cần cân nhắc khi quyết định sống tự lập

Trước khi đi đến quyết định, hãy tự đặt cho mình những câu hỏi sau đây:

1. Bạn có khả năng chi trả cho các loại hoá đơn không? 

chi tiêu tiết kiệm khi sống tự lập lần đầu tiên
Quản lý chi tiêu hàng tháng khi sống độc lập.

Đây là điều quan trọng nhất, và bạn cần tự lập cho mình một kế hoạch chi tiêu ngân sách cụ thể nhằm ước tính chi phí cho sinh hoạt hằng tháng. 

2. Bạn đã có tài khoản dự phòng? 

Đôi khi việc chi trả cho các loại sinh hoạt phí hằng tháng chiếm hết tất cả tháng lương của bạn và dẫn đến việc không đủ tiền chi trả cho các trường hợp khẩn cấp ngoài ý muốn, ví dụ như xe hư hoặc viện phí. Bạn nên cân nhắc bản thân có sẵn sàng cho việc dọn ra riêng nếu chưa có đủ một khoản nhất định dự phòng hoặc chưa đủ khả năng đề dành cho khoản này. 

3. Bạn chung phòng? 

Chia sẻ căn hộ hoặc phòng với một người khác sẽ giúp cắt giảm các chi phí hoá đơn từ tiền thuê đến hoá đơn điện nước. 

4. Bạn có đủ tiền thuê nhà và tiền thế chân? 

Thông thường người cho thuê sẽ yêu cầu một khoản tương đương với một tháng thuê nhà dưới dạng tiền thế chân. Đảm bảo bạn có đủ số tiền này trước khi dọn ra riêng.

5. Bạn có phải mua thêm đồ nội thất? 

chi tiêu tiết kiệm khi sống tự lập lần đầu tiên
Những khoản chi tiêu tưởng chừng nhỏ nhặt sẽ cộng dồn vào ngân sách hằng tháng.

Nếu nơi bạn chọn thuê không trang bị sẵn một số nội thất và dụng cụ cần thiết, bạn sẽ phải tự sắm và chi trả cho khoản này. Không nhất thiết phải mua hết mọi thứ cùng một lúc, bạn có thể bắt đầu với việc mua giường đế đảm bảo giấc ngủ ngon trước đã.

Có thể bạn đang quan tâm: Xu hướng thanh toán trực tuyến giúp quản lý tài chính hiệu quả

6. Bạn đã tính toán đầy đủ tất cả chi phí?

Từ những khoản nhỏ nhặt như tiền gửi xe, tiền ăn ngoài, và những lần mua sắm ở cửa hàng tiện lợi, tất cả phải được liệt kê vào kế hoạch chi tiêu hằng tháng. Nếu bạn đăng kí tài khoản Netflix, hãy nhắc đến trong kế hoạch chi tiêu. 

Những bạn trẻ sống xa nhà lần đầu hay quên cân nhắc những chi phí nhỏ nhặt sẽ cộng dồn thành một khoản chi lớn. Từ dụng cụ nhà bếp, đến các vật dụng trang trí dọn dẹp nhà cử, phí hằng tháng cho Netflix. Bạn nên dành thời gian để nghiêm túc liệt kê hết các khoản chi diễn ra trong tháng và cố gắng đừng bỏ sót điểm nào. Dưới đây là những khoản chi bắt buộc bạn phải tính đến trong ngân sách:

  • Tiền thuê nhà: Khả năng lớn đây sẽ là khoản chi trả lớn nhất trong ngân sách, cố gắng thương lượng hợp đồng với thời hạn thuê từ 1 đến 2 năm để tránh trường hợp tăng giá thuê, cố gắng đừng để tiền thuê nhà cao hơn 30% tổng thu nhập của bạn.
  • Nợ: Nếu bạn đang có bất kì khoản nợ nào cần hoàn trả, đừng quên ghi vào ngân sách để hoàn trả đúng hạn.
  • Phí sinh hoạt:Tiền điện, gas, nước, truyền hình cáp, internet tất cả đều có hoá đơn riêng mỗi tháng. Và tiền điện nước thường được thanh toán tuỳ theo mức sử dụng. 
  • Thức ăn: Đừng quên liệt kê chi phí cho các bữa ăn tại gia và ăn ngoài. 
  • Di chuyển: Nếu bạn chạy xe đến nơi làm mỗi ngày, hãy liệt kê tiền đổ xăng và gửi xe. Nếu bạn sử dụng phương tiện công cộng, liệt kê tiền vé mỗi ngày hoặc vé tháng. Cuối cùng, hãy thử dành ra một ít cho tiền vé máy bay trong trường hợp bạn muốn về thăm gia đình vào cuối tuần.
  • Y tế: Liệt kê trong danh sách ngân quỹ tiền bảo hiểm sức khoẻ, và một khoản thêm cho các loại thuốc hằng tháng.
  • Giải trí: Hãy đảm bảo bạn có một khoản tiền cho việc giải trí và tận hưởng cuộc sống. Bạn không cần chi quá nhiều để có được niềm vui, nhưng cũng đừng nhốt mình trong nhà chỉ để tiết kiệm ngân sách. 
  • Quần áo và đồ dùng vệ sinh cá nhân: Chi tiêu cho xà phòng, dầu gội, bộ dụng cụ cạo râu. 
  • Phí đăng kí theo dõi và phí thành viên: Ngân sách cho gym, tạp chí, các dịch vụ trực tuyến.
  • Quà tặng: Cho các dịp lễ hội, sinh nhật, cưới hỏi, thôi nôi. Thỉnh thoảng bạn sẽ cần dành ra một khoản phí cho các dịp này. 
  • Chăm sóc thú cưng: Tiền thức ăn, khám thú y định kì cũng như tiền thuốc men nếu cần. 
chi tiêu tiết kiệm khi sống tự lập lần đầu tiên
Cuộc giống tự lập dễ dàng hơn với một kế hoạch tài chính cụ thể.

3 lỗi tiền bạc thường gặp khi lần đầu sống tự lập

1. Không có một ngân sách cụ thể khi chuyển sang nơi ở riêng

Nguyên tắc cơ bản là: trước nhất biết được nguồn thu nhập mỗi tháng, và tiền đang được tiêu vào đâu? bao nhiêu? Sau đó dựa vào các số liệu này dành ra một khoảng nhất định cho hoá đơn điện nước, và tích cực theo dõi hoạt động chi tiêu để tránh bội chi và sử dụng hết nguồn tiền. 

2. Không có tiết kiệm

Bạn có thể thấy việc để dành vài đồng mỗi tháng không có ý nghĩa nhiều. Không dễ dàng để thực hiện việc để dành khi thu nhập chỉ đủ sống đến hết tháng, nhưng dành ra 500 ngàn hay 1 triệu mỗi tháng vẫn tốt hơn là không có. Và trong tương lai chắc chắn bạn sẽ cảm ơn bản thân khi lâm vào những tình huống bất ngờ. 

3. Không thanh toán hoá đơn đúng hạn

Đây là trường hợp khá phổ biến với các bạn trẻ bắt đầu sống riêng, nhưng điều này không tốt chút nào đối với sức khoẻ tài chính của bạn. Để tránh lâm vào hoàn cảnh quên thanh toán hoá đơn đúng hạn, bạn hãy đặt thông báo trong điện thoại và chuông nhắc trước hạn nộp vài ngày. Việc này sẽ giúp bạn tiết kiệm được các khoản phí nộp trễ và tránh điểm tín dụng bị rớt hạng, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các khoản mua sắm lớn sau này như xe hơi, nhà cửa.

chi tiêu tiết kiệm khi sống tự lập lần đầu tiên
Cuộc sống tự lập cần nhiều kế hoạch tài chính hơn bạn nghĩ

Mẹo tiết kiệm khi dọn ra riêng lần đầu 

1. Tự nấu ăn 

Tự chuẩn bị thức ăn tại nhà sẽ tiết kiệm được một khoản chi tiêu lớn. Hãy thủ cho mình một số món “tủ” đơn giản dễ thực hiện vào cuối tuần và chỉ cần hâm lại vào những lúc lười nấu nướng trong tuần. Thức ăn tại gia luôn vệ sinh và nhiều dinh dưỡng hơn thức ăn bán sẵn. 

2. Tắt các thiết bị điện tử khi không sử dụng 

Tạo thói quen tắt đèn, quạt, các thiết bị điện tử khi không dụng. vừa tiết kiệm năng lượng vừa cắt giảm hoá đơn.

3. Từ bỏ tín dụng 

Mang theo mình một thẻ tín dụng duy nhất và chỉ sử dụng khi cực kì khẩn cấp. Sử dụng tiền mặt hay thẻ trả trước cho tiêu dùng hằng ngày để tránh chi tiêu vượt mức lẫn tích hợp lãi xuất từ sử dụng thẻ tín dụng.

Có thể bạn đang tìm kiếm: Cách nhận thức giá trị đồng tiền để không tiêu xài hoang phí

4. Tận dụng phương tiện công cộng 

Cân nhắc tất cả các lựa chọn di chuyển, bạn không thực sự phải tự lái xe đi khắp nơi. Bạn cũng có thể sử dụng các dịch vụ của Uber, Grab và tiết kiệm tiền xăng. 

chi tiêu tiết kiệm khi sống tự lập lần đầu tiên
Tự nấu ăn tại gia sẽ giúp tiết kiệm chi phí đáng kể

Học cách lên ngân sách và quản lí tiền bạc không phải là đề tài thú vị nhất khi bạn bắt đầu cuộc sống tự lập, nhưng không ai có thể phủ định tầm quan trọng của việc quản lí tài chính cá nhân và tận dụng triệt để nguồn lực cá nhân hiện có. Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn phần nào vượt qua những trở ngại ban đầu này. Chúc bạn thành công!

0 / 5. 0