Phương pháp lên kế hoạch đảm bảo nguồn tài chính cho quỹ học vấn của con cái trong tương lai

1155
Ngan Sach Cho Con

Cha mẹ luôn muốn đầu tư cho con hưởng nền giáo dục hoàn thiện và chất lượng. Bạn cần hiện thực hóa mong muốn bằng một kế hoạch đảm bảo tài chính quỹ học vấn của con. Vậy cách xây dựng quỹ học tập này như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tại sao cần đầu tư cho con bằng quỹ học vấn?

Quỹ học vấn được hiểu là nguồn ngân sách được dành riêng cho quá trình học tập của các các. Trong kế hoạch chi tiêu trong gia đình, ba mẹ cần được trích một khoản cho quỹ này. Điều này sẽ đem lại những lợi ích gì?

Phương pháp lên kế hoạch đảm bảo nguồn tài chính cho quỹ học vấn của con cái trong tương lai
Quỹ học vấn là điều không thể thiếu dành cho con.

Trước hết, bạn sẽ có được một nguồn ngân sách học tập bền vững và ổn định. Bí quyết để quản lý tốt tài chính gia đình là phân chia các khoản chi tiêu hợp lý. Bạn sẽ biết điều chỉnh lại việc chi tiêu các quỹ sao cho hợp lý, tiết kiệm. Điều này giúp bạn theo đuổi các kế hoạch tương lai. Và một trong số đó là việc đầu tư cho con học tập thật tốt. 

Quỹ học vấn giúp phòng trừ cho các trường hợp rủi ro. Bạn sẽ không thể biết trước được điều gì sẽ xảy ra vào ngày mai. Mọi chuyện có thể sẽ trở nên tồi tệ và bạn cần một kế hoạch ứng phó với nó. Chính vì thế, tạo dựng một nguồn ngân sách vững mạnh cho quỹ học vấn là vô cùng cần thiết. Con bạn sẽ luôn được đảm bảo học tập dù cho bất kỳ biến cố nào xảy ra.

Các phương pháp đảm bảo tài chính cho quỹ học vấn 

1. Xác định ngân sách cần đầu tư cho con

Chi phí quỹ đầu tư giáo dục sẽ tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư cho con của bạn. Để xác định được ngân sách, bạn cần trả lời các câu hỏi sau: 

  • Khoảng thời gian đầu tư giáo dục sẽ kéo dài bao lâu
  • Bạn sẽ cho con học trường công hay trường quốc tế?
  • Bạn có dự định cho con đi du học không?

Ngoài ra, quỹ học vấn sẽ bao gồm cả các chi phí phụ khác. Bao gồm: tài liệu, dụng cụ học tập, học thêm, ngoại khóa… Những chi phí này nghe có vẻ nhỏ. Nhưng qua thời gian, nhìn lại bạn sẽ phải giật mình vì chúng cũng chiếm một khoản kha khá. 

Đọc thêm các bài viết liên quan:

2. Lên kế hoạch tiết kiệm càng sớm càng tốt

Đầu tư cho con là một trong những mục tiêu tài chính dài hạn. Tùy thuộc vào ngân sách ước tính, số tiền này có thể mất tới hàng chục năm để hoàn thành. Vì vậy, bạn cần đề ra và thực hành tiết kiệm càng sớm càng tốt. Tốt nhất là ngay từ khi bạn lập gia đình. Khi quản lý tài chính gia đình, đừng quên bỏ qua một ít ngân sách cho quỹ học vấn. Bạn càng thiết lấp sớm thì con bạn sau này càng có nhiều cơ hội tiếp cận với nền giáo dục chất lượng cao. Và khả năng phát triển bản thân và cơ hội tương lai của con cũng sẽ rộng mở hơn. 

Phương pháp lên kế hoạch đảm bảo nguồn tài chính cho quỹ học vấn của con cái trong tương lai
Hãy lên kế hoạch quỹ học vấn sớm nhất có thể.

3. Chia sẻ với con về mục tiêu tiết kiệm

Khi con đã đủ hiểu về vấn đề tiền bạc, bạn nên chia sẻ với bé về quỹ học vấn. Đồng thời giúp con hiểu được đây là một quá trình đầu tư lâu dài, ảnh hưởng trực tiếp tới tương lai. Bé sẽ thấy trân trọng hơn những gì mình đang được trải nghiệm. Đây cũng là cách bạn dạy con cách quý trọng và sử dụng tiền bạc đúng cách. Bé học được cách tiết kiệm cho các mục tiêu ý nghĩa. 

4. Cân nhắc chuẩn bị các nguồn cung vốn

Để việc đầu tư cho con học tập suôn sẻ. Bạn nên có kế hoạch dự phòng cho các trường hợp xấu xảy ra. Có thể là biến cố, rủi ro tài chính hay thất nghiệp, thiên tai… Một số biện pháp nhằm giảm rủi  ro bao gồm: 

  • Mua bảo hiểm 
  • Đầu tư để sinh lời
  • Tham khảo các quỹ học bổng giáo dục

Ngoài ra, nếu cần huy động nguồn vốn lớn và nhanh chóng, bạn có thể chọn phương án vay tín chấp. Hình thức vay vốn này không cần bạn phải có tài sản đảm bảo. Bạn có thể vay được một khoản phí lớn với thủ tục đơn giản, phục vụ quỹ học vấn. Thời hạn trả góp cũng rất linh động trong vòng nhiều tháng, thậm chí vài năm. 

Có thể bạn quan tâm:

Lên kế hoạch đảm bảo tài chính quỹ học vấn là một hướng đi đúng đắn. Nó giúp bạn tiến gần hơn tới các mục tiêu đầu tư cho con. Đồng thời chuẩn bị tốt nhất cho những sự cố, rủi ro xảy tới. Và quan trọng là giúp con bạn có cơ hội phát triển và vươn xa trong tương lai.

0 / 5. 0