10 sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân mà bạn cần tránh

3759

Nhận biết và ngăn ngừa những sai lầm trong cách quản lý tài chính cá nhân sẽ giúp bạn ổn định và phát triển tài chính của bản thân một cách an toàn, hiệu quả.

Quản lý tài chính cá nhân luôn là một vấn đề thiết yếu mà không phải cá nhân nào cũng nhận thức được tầm quan trọng cũng như phương thức quản lý đúng đắn nhất.

Tài chính không ổn định sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng khác trong cuộc sống, dẫn đến nợ nần và kìm hãm sự phát triển của mỗi người. Do đó, bạn nên tránh phạm phải 10 sai lầm trong quản lý tài chính sau đây.

Quản lý tài chính cá nhân là gì?

Quản lý tài chính cá nhân, hay quản trị tài chính cá nhân, đều là những thuật ngữ để chỉ quá trình quản lý, kiểm soát, đưa ra các khoản ngân sách, kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm nguồn tiền cho bản thân và gia đình, hạn chế các rủi ro tài chính trong tương lai.

10 sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân

1. Không thiết lập các kế hoạch chi tiêu cụ thể

Nhiều cá nhân thường cảm thấy lập kế hoạch chi tiêu không cần thiết với họ. Thực tế, kế hoạch chi tiêu là một trong những biện pháp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nhất vì nó cho thấy ý thức về chi tiêu, trách nhiệm đối với tài chính của bạn, cũng như giúp bạn đưa ra các sử dụng tiền bạc thông minh hơn. 

chi tiêu mất kiểm soát
Chi tiêu mất kiểm soát sẽ khiến việc quản lý tài chính cá nhân gặp nhiều khó khăn.

2. Không có phương pháp dự phòng tài chính

Nếu bạn chỉ có một nguồn thu nhập cố định, mà không có các nguồn thu dự phòng hay một tài khoản tiết kiệm dành cho các trường hợp rủi ro, khả năng xoay sở khi thực sự có vấn đề xảy ra sẽ thấp hơn rất nhiều. Hãy kiếm thêm thu nhập ngoài lề, hoặc thiết lập một tài khoản tiết kiệm cho bản thân.

3. Chi tiêu vượt mức so với thu nhập thực tế

chi tiêu mất kiểm soát
Chi tiêu mất kiểm soát khiến bạn thiếu hụt ngân sách.

Đôi khi, bạn có một nguồn thu nhập có thể đáp ứng một cách dư dả cho các hoạt động chi tiêu trong cuộc sống, nhưng vì không quản lý tài chính cá nhân, dẫn đến chi tiêu mất kiểm soát sẽ khiến bạn tiêu xài nhiều hơn bình thường, hậu quả là thiếu hụt về ngân sách sau đó.

4. Không nắm rõ các đối tượng được chi tiêu

Trong phần lớn trường hợp, người dùng không có thói quen lưu trữ lại các hóa đơn thanh toán, hay danh sách những khoản đã chi của mình. Thực chất, bạn nên nắm bắt rõ mình đã sử dụng nguồn tiền cho những đối tượng nào, từ đó đưa ra hạn mức phù hợp và chi tiêu hiệu quả hơn.

5. Cảm thấy tiết kiệm hưu trí không quan trọng

Giá trị của các khoản tiết kiệm hưu trí nằm ở thời gian tích lũy. Vì vậy, khi quản lý tài chính cá nhân, bạn nên bắt đầu đầu tư cho tiền hưu của mình càng sớm càng tốt, điều này sẽ giúp bạn có cuộc sống đầy đủ hơn trong tương lai.

tiết kiệm hưu trí
Tiết kiệm hưu trí là một khoản tiết kiệm cực kỳ quan trọng mà người dùng nên thiết lập.

6. Kéo dài các khoản vay nợ đến không kiểm soát

Vay vốn là một giải pháp tài chính phổ biến mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, họ lại không thanh toán nợ đúng hạn, dẫn đến một nguồn tiền âm làm quá trình quản lý tài chính cá nhân sẽ gặp nhiều rủi ro hơn nữa, có thể dẫn đến vỡ nợ hoặc nghiêm trọng hơn. 

Vì vậy, bạn nên thanh toán nợ đúng hạn và tất toán sớm nếu có khả năng để chấm dứt các khoản nợ và tập trung vào các khoản đầu tư, tiết kiệm có ích hơn.

7. Nhận định sai về giá trị thực tế so với vật chất

Đây là một quan niệm được rất nhiều cá nhân đồng tình, khi họ cho rằng giá trị vật chất mới có thể thể hiện được giá trị chất lượng cuộc sống cũng như giá trị của chính bản thân họ. Tuy nhiên, quan điểm này dù xét về mặt nhận thức hay tài chính đều không hợp lý.

Bạn có nhiều phương pháp khác nhau để chứng minh giá trị bản thân của mình chứ không phải “khoe khoang” về tài sản không thực tế. Vật chất giúp gia tăng một phần chất lượng cuộc sống, nhưng nó sẽ không còn ý nghĩa nếu không phù hợp với nhu cầu của bạn.

8. Đầu tư vào những khoản vượt quá khả năng

Nhiều đối tượng thường không quản khả năng thực tế mà chi tiêu bất kể vào “nhà to – xe xịn”. Tất nhiên bạn có thể chi theo mong muốn cá nhân, nhưng bên cạnh đó, nó cần phù hợp với khả năng tài chính của bạn.

Sở hữu vật chất đắt tiền, điều đó đồng nghĩa với việc bạn phải chi trả thêm cho các khoản phí duy trì, bảo dưỡng và sử dụng đắt đỏ kèm theo. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ càng hơn về những khoản chi này.

 quản lý tài chính cá nhân
Mua tài sản giá trị lớn sẽ phát sinh thêm những chi phí đắt đỏ vượt quá khả năng tài chính của bạn.

9. Không phân biệt giữa chi tiêu nhỏ với tiết kiệm

Trái ngược với việc chi những khoản lớn, nhiều người lại cho rằng chỉ chi những khoản nhỏ đã là chi tiêu hợp lý và tiết kiệm. 

Thực tế, dù là khoản chi lớn hay nhỏ, điều quan trọng là nó phù hợp với nhu cầu và khả năng của bạn. Nếu bạn chỉ chi tiêu những khoản nhỏ, nhưng lại sử dụng cho những đối tượng không thiết yếu, vậy thì đó vẫn là một khoản tiêu xài hoang phí.

10. Thiếu ý thức về việc quản lý tài chính cá nhân

Sai lầm cơ bản nhất trong việc quản lý tài chính cá nhân chính là thiếu ý thức quản lý. Việc quản lý tài chính cá nhân là vô cùng quan trọng, nên bắt đầu ngay để bạn sở hữu tài chính an toàn và ổn định nhất, tránh làm tổn hại hay gặp nhiều rủi ro về tài chính hơn.

Hãy tránh ngay 10 sai lầm trong quản lý tài chính cá nhân để quản lý hiệu quả và phát triển cuộc sống tốt hơn nữa nhé!

5 / 5. 1