Trả dứt nợ ngay tức thì chỉ bằng 5 bước lập kế hoạch trả nợ sau

6959

Nợ nần sẽ không còn là một nỗi ám ảnh đối với bạn khi bạn biết cách trả nợ khoa học. 5 bước lập kế hoạch trả nợ này sẽ giúp bạn để trả nợ dứt điểm. Khám phá ngay!

Nếu bạn là một người không muốn mắc nợ nhưng lại trót mang nợ, điều đầu tiên bạn nghĩ đến đó chính là phải nhanh chóng trả hết nợ để được thoải mái. Thực ra mỗi loại nợ đều có những kỳ hạn trả thích hợp. Nhất là đối với những ai đang nợ tín dụng. Bạn có thể trả dần dần theo thời gian để không bị ảnh hưởng đến chi tiêu cá nhân của mình. Tất nhiên cũng có người luôn muốn thoát ra khỏi cảnh nợ nần càng sớm càng tốt. Vậy làm sao để trả hết nợ nần một cách nhanh chóng nhất? Hãy cùng tham khảo ngay 5 bước lập kế hoạch trả nợ sau.

Bước 1: Hãy nghĩ ngay đến việc trả nợ khi vừa có tiền

Hãy nghĩ ngay đến việc trả nợ khi vừa có tiền
Ưu tiên trả nợ ngay khi đang có tiền trong tay.

Mỗi người chúng ta đều có những nguồn thu nhập phổ biến đến từ tiền lương hay tiền đầu tư kinh doanh. Và chúng ta đều có những mục đích sử dụng tiền khác nhau. Nếu bạn đang mắc nợ và muốn trả hết nợ thì hãy đến nghĩ đến việc trả nợ đầu tiên ngay khi có tiền. Nói như vậy không có nghĩa là bạn phải dùng hết tất cả các thu nhập của mình để trả cho hết nợ vì dù gì bạn cũng phải giữ lại để chi tiêu và sinh hoạt cá nhân. Việc chúng ta ý thức đến số nợ phải trả sẽ khiến cho số nợ của bạn vơi dần đi, điều đó sẽ khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Bước 2: Không có thêm nợ mới

Để có thể trả hết được nợ thì tốt nhất không có thêm nợ mới. Bởi vì nếu như bạn vừa trả xong một khoản nợ này thì lại ngay lập tức có một khoản nợ khác thì rõ ràng công sức của bạn sẽ vô ích. Và nợ sẽ cứ tiếp tục nợ. Vì thế nếu như bạn đã hạ quyết tâm phải trả được hết nợ thì hãy tránh xa các khoản nợ mới ra mà tự cân đối được chi tiêu trong khả năng của mình. Hãy tự tính những khoản nợ của mình như là một loại chi phí cần phải trả và ngân sách của bạn là có giới hạn.

Bước 3: Tạm gác lại những nhu cầu không thiết thực

Tạm gác lại những nhu cầu không thiết thực
Không nên phung phí tiền vào những nhu cầu không thiết yếu khi đang có nợ.

Chi tiêu mua sắm là cách chúng ta tiếp xúc với thế giới. Sau những ngày làm việc mệt mỏi thì được mua những món đồ mình thích, đi đến những nơi mình muốn là điều tuyệt vời. Dẫu cho bạn không nhiều tiền trong người đi chăng nữa thì cũng đã có những sản phẩm, dịch vụ cho vay cá nhân giải quyết cho bạn chuyện đó. Và đó cũng dẫn đến việc chúng ta có được những khoản nợ cần phải trả. Nếu tiếp tục một guồng quay và nhịp sống như vậy thì sẽ ngày càng ảnh hưởng đến khả năng chi trả của bạn.

Nếu bạn thực sự muốn trả hết nợ, hãy coi đó là một mục tiêu bạn cần hướng đến và những nhu cầu hưởng thụ chính là điều cản trở bạn tiến đến mục tiêu đó. Bạn có thể tự động viên mình rằng hãy tạm gác những mong muốn ở trước mắt để tập trung cho mục tiêu quan trọng hơn. Sau đó thì sự hưởng thụ đó coi như là một phần thưởng cho những nỗ lực của bạn.

Bước 4: Bắt đầu thói quen tiết kiệm và kiểm soát chi tiêu trong thời gian trả nợ

Mọi thành công đều bắt nguồn từ thói quen. Và để trả hết nợ thành công, bạn cũng nên xây dựng cho một thói quen chi tiêu khoa học.

Một công thức tiết kiệm rất phổ biến và dễ áp dụng đó chính là công thức 6 chiếc lọ. Cụ thể nếu như tổng thu nhập của bạn là 100%, bạn nên chia thu nhập ấy ra thành 6 chiếc lọ: Lọ nhu cầu thiết yếu (55%), lọ tiết kiệm dài hạn (10%), lọ quỹ dự phòng (10%), lọ giáo dục (10%), lọ hưởng thụ (10%) và lọ giúp đỡ người khác (5%). Tất nhiên công thức này chỉ áp dụng khi bạn không phải nghĩ về việc làm sao để trả nợ. Nếu bạn muốn trả hết nợ, thì từ công thức trên, hãy giảm nhu cầu thiết yếu còn khoảng 40% (hoặc 45% nếu bạn cần thực sự phải chi). Số tiền trong lọ hưởng thụ sẽ lấy hết để trả nợ. Đồng thời cũng sẽ trích luôn 5% trong lọ tiết kiệm để trả nợ. Như vậy bạn sẽ trích ra khoảng từ 25% đến 30% thu nhập của mình để trả nợ. Và giữ lại được khoảng 70% để phục vụ cho mục đích của mình.

Bước 5: Hãy luôn ghi chép cẩn thận về các khoản nợ của mình

Ghi chép cẩn thận về các khoản nợ của mình
Ghi chép và sắp xếp những khoản nợ đã tới hạn cần trả trước.

Nếu một công ty luôn cần có bộ phận kế toán để kiểm tra, ghi chép lại các công nợ thì bạn cũng có thể là một kế toán của chính mình. Đôi khi chúng ta coi nhẹ việc ghi chép bởi vì nghĩ rằng làm sao mình có thể quên trả nợ được. Nhưng chính việc cứ giữ những suy nghĩ về nợ nần trong đầu sẽ khiến bạn không thể tập trung làm việc được. Từ đó phần nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc và thu nhập của mình. Bắt đầu từ hôm nay, hãy sắm cho mình một quyển sổ nhỏ và rà soát hết lại những khoản nợ. Sau đó, cộng hết tất cả các khoản nợ lại và bạn sẽ ra được một số nợ tổng mà mình cần phải trả. Đôi khi việc nhìn lại bạn phải “giật mình” vì không ngờ trong từng ấy thời gian mà bạn phải trả một số nợ lớn như vậy.

Trả hết nợ nần không phải là một chuyện đơn giản. Nợ là một phần của vòng quay tài chính và bạn phải biết cách chấp nhận. Nhưng cũng có những người luôn cố gắng tìm cách làm thế nào để trả được nợ. Vì cảm giác nợ nần sẽ thực sự rất khó chịu. Hy vọng với 5 bước lập kế hoạch trả nợ này, bạn sẽ tìm ra được cho mình cách trả nợ dứt điểm hiệu quả nhất có thể. Chúc bạn thành công!

3.7 / 5. 3