Làm thế nào để có thể mua sắm online an toàn, đồng thời có thể bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của mình được hiệu quả. Hãy cùng tìm hiểu ngay bạn nhé!
Không thể phủ nhận những tiện ích mà mua sắm online mang lại cho bạn. Nó giúp bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Đồng thời các kênh thương mại điện tử hiện nay cũng đang không ngừng đẩy mạnh khuyến mãi. Chính vì thế người tiêu dùng hoàn toàn có rất nhiều cơ hội để mua được những mặt hàng mà mình yêu thích. Thế nhưng đi cùng với sự tiện ích ấy, bạn cần phải biết cách để bảo vệ thông tin tài chính cá nhân. Mục đích là để đảm bảo an toàn trong những giao dịch của mình. Vậy đâu là cách để bạn có thể bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của mình. Hãy cùng tìm hiểu ngay thông qua bài viết này bạn nhé!
Nội dung
1. Chọn website mua sắm online uy tín
Bước đầu tiên, nhưng cũng quan trọng nhất đó chính là chọn website mua sắm online uy tín. Giống như khi bạn bước vào một cửa hàng mua sắm cũng vậy, điều đầu tiên đó là bạn cần biết được cửa hàng này an toàn hay không. Nếu cửa hàng an toàn, đảm bảo an ninh nghiêm ngặt thì bạn mới an tâm mà mua sắm tiếp.
Một website mua hàng, cách thức hoạt động của nó cũng giống như là một cửa hàng trực tuyến. Nó cũng có những gian hàng với đa dạng nhiều sản phẩm khác nhau. Đồng thời nó còn cho phép bạn có thể thanh toán trực tuyến. Vì thế hãy tin tưởng vào những website uy tín để mua hàng bạn nhé!
2. Bạn chỉ nên cung cấp những thông tin cần thiết, phục vụ cho quá trình mua hàng
Khi mua hàng online, việc cung cấp thông tin cá nhân là dĩ nhiên. Song bạn chỉ nên cung cấp những thông tin thật sự cần thiết như tên, số điện thoại, địa chỉ nhận hàng. Với những thông tin này là đủ để bạn mua được hàng.
Thế nhưng trên thực tế cũng có khá nhiều website cố tình hỏi thêm thông tin không liên quan đến đơn hàng. Tất nhiên, nếu bạn là một người mua hàng tỉnh táo thì nên lưu ý đến điều này. Bạn hạn chế trả lời những thông tin này. Chẳng hạn thông tin đòi hỏi về hình ảnh căn cước, giấy tờ tùy thân hay số tài khoản, mã tài khoản ngân hàng hoặc chữ ký cá nhân… Bạn tuyệt đối đừng bao giờ cung cấp những thông tin này và cần cẩn trọng trước mỗi câu hỏi có kiểu tương tự như thế.
3. Cài đặt ứng dụng phát hiện theo dõi
Đối với những khách hàng thường xuyên mua hàng online thì việc cài đặt ứng dụng phát hiện theo dõi là một điều cần thiết. Giải pháp này sẽ giúp bạn kịp thời phát hiện khi có một ai đó, một trang web nào đó cố tình theo dõi bạn. Một số phần mềm miễn phí bạn có thể cài đặt như AVG, BKAV… sẽ rất hữu ích đối với người dùng. Những phần mềm này không chỉ phát hiện theo dõi mà còn giúp bảo vệ điện thoại, máy tính của bạn tránh sự xâm nhập của virut khi truy cập vào một số website không rõ nguồn.
4. Dọn sạch Cookies của bạn
Hầu hết chúng ta mua sắm online thông qua máy tính cá nhân hoặc là điện thoại di động. Khi bạn truy cập vào bất kì một trang web nào để mua hàng thì sẽ dữ liệu cookie của trang web ấy sẽ được tự động lưu trên trình duyệt của bạn. Do vậy, để tránh tình trạng bị các shop, cửa hàng theo dõi hoạt động, thao tác của bạn khi truy cập lại trang web, bạn cần đảm bảo rằng mình đã xóa các tập tin cookie trước khi rời khỏi trang web.
5. Lựa chọn hình thức thanh toán phù hợp để đảm bảo an toàn
Thông thường rủi ro nằm ngay ở bước thanh toán cuối cùng.
Tất nhiên hầu hết các website mua hàng online nào cũng muốn (thậm chí là khuyến khích) khách hàng sử dụng hình thức thanh toán trực tuyến.
Thế nhưng, đứng ở vai trò khách hàng, bạn có quyền từ chối không thanh toán trực tuyến nếu như bạn không cảm thấy an tâm. Có không ít trường hợp khách hàng bị trừ tiền, hoặc bị đánh cắp tài khoản khi thanh toán trực tuyến. Có rất nhiều rủi ro sẽ xảy đến với bạn. Vì thế bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng khi thanh toán trực tuyến để không ảnh hưởng đến thông tin tài chính cá nhân của mình.
Bên cạnh những tiện ích cực kỳ to lớn, mua sắm online còn tồn tại những mặt trái. Và bạn cần phải luôn cảnh giác trước những tình trạng như vậy, nhằm mục đích bảo vệ thông tin tài chính cá nhân của mình. Chúc bạn luôn có những giây phút mua sắm thật an toàn!