Ai thời trẻ cũng đều mắc những sai lầm về tiền bạc hay chưa học được cách chi tiêu hợp lý. Dưới đây là 5 sai lầm về tiền bạc thường gặp ở các bạn sinh viên mới tốt nghiệp trường học, chuẩn bị bước vào trường đời.
Hầu hết các trường đại học không dạy bạn về việc quản lý tài chính hay phương pháp chi tiêu số tiền của mình, chính vì thế, không khó khi bất kỳ sinh viên ra trường nào đều dễ mắc phải những sai lầm về tiền bạc. Chinh phục tự do tài chính cũng quan trọng hệt như việc bạn đạt được thành tựu ở lĩnh vực nghề nghiệp bạn mong muốn vậy. Vậy đâu là những sai lầm về tiền bạc cần tránh khi bạn là một sinh viên mới ra trường, chưa có nhiều trải nghiệm?
Nội dung
SAI LẦM 1: Chi quá nhiều tiền cho chỗ ở
Có một vài quy tắc phổ biến, đóng vai trò như một điểm khởi đầu tuyệt vời cho việc quản lý tài chính của bạn đó chính là: chi không quá 28% cho chỗ ở.
Nếu bạn có một mức lương ổn nhưng vẫn không đủ chi trả cho những căn phòng đắt đỏ gần công ty bạn, giải pháp hữu hiệu là hãy tìm vài người bạn và cùng chia sẻ không gian, chi phí chỗ ở. Nếu bạn thích một mình, hãy tìm một căn hộ ở vùng ngoại ô hoặc quận cách xa trung tâm, nhưng vẫn đảm bảo tuyến đường di chuyển thuận tiện và thời gian đi lại không quá sức chịu đựng của bạn để có được mức giá hợp lý hơn.
Sẽ thật tuyệt nếu bạn có nhà tại thành phố nơi bạn sống và làm việc, có thể ở cùng cha mẹ hay người thân để tiết kiệm chi phí trong khi chờ đợi sự nghiệp của bạn thăng tiến với mức lương cao hơn, rồi chuyển ra ở riêng cũng chưa muộn! Sai lầm về tiền bạc trong vấn đề thuê nhà thường xuyên mắc phải khi đòi hỏi của bạn vượt quá ngưỡng thu nhập.
SAI LẦM 2: Bạn loại bỏ các khoản nợ hoặc khoản vay thời sinh viên trong ngân sách chi tiêu của mình
Bạn đã quên những khoản chi phí bạn vay thời đại học hay những khoản nợ với bạn bè thời sinh viên? Đừng để nó trở thành trở ngại và đeo đẳng bạn trong suốt thời gian dài.
Hãy liệt kê nó trong khoản chi phí mà bạn cần thanh toán. Sai lầm về tiền bạc lớn nhất chính là để tiền thuê nhà và các khoản nợ vượt quá 36% tổng thu nhập của chính mình.
Tính toán thật chuẩn xác những khoản vay và chia đều theo mốc thời gian cụ thể bạn cần ân hạn, dù đó là khoản vay từ quỹ hay từ cá nhân. Đảm bảo rằng bạn không bị mất uy tín hay thất hẹn, vì nó sẽ ảnh hưởng đến tương lai của bạn sau này.
SAI LẦM 3: Không tiết kiệm cho tương lai
Nghe có vẻ không hợp lý khi nghĩ rằng việc sinh viên mới ra trường, còn đang phải vật lộn với chuyện sống còn và những lo toan về cơm áo gạo tiền lại còn phải nghĩ tới chuyện tiết kiệm cho tương lai. Vậy nhưng, thật sự thì việc tích lũy sớm sẽ cho bạn một kết quả ngoài mong đợi trong tương lai.
Lấy ví dụ đơn giản như việc bạn tiết kiệm 1,000,000 đồng cho mỗi tháng và đưa vào khoản dự trù cho tương lai; một người bắt đầu ở tuổi 25 và người kia bắt đầu ở tuổi 35. Với tỷ lệ hoàn vốn trung bình hàng năm là 7%, người bắt đầu tiết kiệm từ tuổi 25 sẽ có số tiền gấp đôi trong tài khoản khi đến lúc nghỉ hưu ở tuổi 65. Ngay cả những đóng góp nhỏ ở tuổi 25 cũng sẽ mang đến những lợi ích tuyệt vời sau này!
Ngoài việc chờ đợi tiết kiệm cho tương lai, một sai lầm về tiền bạc khác của các bạn sinh viên mới ra trường đó chính là không tận dụng hết những quyền lợi của bạn về vấn đề bảo hiểm trong hợp đồng lao động. Hãy tìm hiểu kỹ về vấn đề này và làm rõ với phòng nhân sự những thắc mắc của bạn để đảm bảo bạn không bỏ lỡ bất kỳ quyền lợi của bạn theo quy định của pháp luật.
SAI LẦM 4: Không tiết kiệm ngay từ đầu
Giống như việc uống đủ nước và tập thể dục, tiết kiệm cũng là một thói quen. Nhưng gần như 80% chúng ta đang sống bằng số tiền lương được trả vì không thể xây dựng được cho mình một kế hoạch tài chính và tiết kiệm cho tương lai hiệu quả.
Và một trong những sai lầm về tiền bạc hoặc hình thành thói quen đó chính là câu nói “Tôi sẽ làm nó sau”. Vậy sau là khi nào hay là không bao giờ?
Cách tốt nhất là hãy bắt đầu ngay bây giờ, dù cho chỉ là một khoản tiền nhỏ. Bạn có thể thiết lập chuyển khoản định kỳ tự động một số tiền nhất định hàng tháng vào tài khoản tiết kiệm của bạn, thế là ổn! Việc tiết kiệm không nên là điều bạn phải suy nghĩ hoặc hành động về sau. Đó phải là việc đầu tiên bạn làm khi nhận được tiền lương hàng tháng!
SAI LẦM 5: Không theo dõi quản lý chi tiêu của bản thân
Nếu bạn đang thiết lập mục tiêu tài chính, vậy hãy từ bỏ ngay sai lầm trong chuyện tiền bạc khi bạn bỏ qua việc theo dõi những khoản chi tiêu của mình định kỳ. Nếu không, làm sao bạn biết số tiền của mình đang đi đúng hướng. Lên kế hoạch chi tiêu và tiết kiệm ngay bây giờ – đừng trì hoãn, vì bạn sẽ lại mắc sai lầm về tiền bạc nếu bạn không hành động ngay!
Cách tốt nhất để sử dụng khi theo dõi tiến trình tích lũy tài chính của bạn là giá trị ròng. Con số này được tính khi bạn chi trả toàn bộ chi phí, trừ đi các khoản nợ, và đó là số tiền còn lại. Nếu giá trị ròng của bạn thường xuyên tăng theo thời gian, thì đó là một tín hiệu tài chính tích cực.
Hầu hết các sinh viên mới ra trường đều không chú ý đến con số này. Nhưng lời khuyên dành cho bạn là hãy quan tâm tới nó ngay hôm nay để có được một bức tranh rõ ràng, tổng thể và chắc chắn rằng bạn có thể cải thiện nó theo thời gian.
Hy vọng rằng những chia sẻ về 5 sai lầm về tiền bạc của các bạn trẻ có thể giúp bạn rút ra những bài học bổ ích cho riêng mình. Hãy ý thức về việc tiết kiệm và quản lý chi tiêu ngay từ hôm nay, vì một tương lai thoải mái và hạnh phúc!