Chủ doanh nghiệp có thể nhận được nhiều ưu thế hơn khi lựa chọn hình thức vay không thế chấp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh cho công ty của mình.
Quá trình kinh doanh luôn đòi hỏi một nguồn đầu tư lớn và cả vốn lưu động để các hoạt động được tiếp diễn bình thường. Nhiều chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt là các startup có thể gặp khó khăn khi phải huy động một nguồn vốn lớn trong thời gian ngắn để đáp ứng các nhu cầu đó.
Cách xử lý phổ biến nhất trong trường hợp này chính là vay vốn kinh doanh. Mà trong đó, vay không thế chấp để kinh doanh sẽ là giải pháp tài chính hiệu quả với nhiều ưu điểm dành cho các doanh nghiệp.
Nội dung
1. Không yêu cầu tài sản thế chấp
Vay không thế chấp, hay vay tín chấp kinh doanh, là hình thức vay vốn được xét duyệt dựa trên uy tín và khả năng tài chính của người đi vay. Điều này có nghĩa là người đi vay không nhất thiết phải sở hữu hoặc đưa ra các tài sản giá trị để bảo đảm cho khoản vay của mình.
2. Không yêu cầu kê khai lý do vay
Với hình thức vay tiền không thế chấp, các cá nhân có nhu cầu vay vốn kinh doanh không cần phải liệt kê lý do vay hay chứng thực khả năng sinh lời của kế hoạch kinh doanh. Thay vào đó, họ có thể dễ dàng xin vay vốn cho bất kỳ lý do nào chỉ cần đạt đủ điều kiện đối với người đi vay theo các tổ chức tín dụng.
3. Thủ tục vay đơn giản, nhanh gọn
Xét về mặt hồ sơ, vay tín chấp chỉ yêu cầu các giấy tờ cần thiết để chứng minh danh tính và khả năng tài chính của người đi vay, điều kiện cho vay tương đối đơn giản, phù hợp với đại đa số khách hàng.
Về quy trình, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian để nhận lại khoản vay mong muốn của mình. Hồ sơ có thể được nộp trực tiếp hoặc đăng ký online. Không cần trải qua quá trình kiểm nghiệm tài sản như hình thức vay thế chấp, các tổ chức tín dụng sẽ xét duyệt hồ sơ chỉ trong vòng 1-3 ngày làm việc và giải ngân chỉ trong 24 tiếng sau khi hồ sơ của doanh nghiệp được thông qua.
4. Nhiều phương thức thanh toán nợ
Khi chọn lựa hình thức vay không thế chấp, người đi vay sẽ được tư vấn về phương án thanh toán nợ và tính lãi suất. Thông thường lãi suất sẽ được tính dựa trên dư nợ gốc hoặc dư nợ giảm dần. Theo đó, chỉ cần dựa trên khoản vay và lãi suất, các nhà kinh doanh sẽ biết được tổng số tiền cần trả, số tiền lãi và gốc tương ứng của mỗi kỳ trả nợ đều có thể tính ra dễ dàng, hoàn toàn cố định và minh bạch.
Bên cạnh đó, các tổ chức tín dụng cũng sẽ nhắc nhở, đồng thời hỗ trợ thanh toán trên nhiều phương tiện khác nhau. Nếu doanh nghiệp có khả năng thanh toán dứt điểm khoản nợ trước kỳ hạn, thì chỉ cần trả thêm một số tiền tương ứng theo phí tất toán trước như trong hợp đồng là có thể chấm dứt quá trình vay tiền không thế chấp.
5. Hỗ trợ khoản vay và thời hạn vay
Vay không thế chấp không đòi hỏi yêu cầu cao về điều kiện, thủ tục nhưng vẫn có thể hỗ trợ hạn mức vay lên đến 100 triệu đồng, đồng thời hưởng mức lãi suất vay ưu đãi chỉ từ 20%/năm. Vì vậy, các doanh nghiệp có thể yên tâm xin vay vốn một cách đơn giản và nhanh chóng nhất.
Bên cạnh đó, nhiều tổ chức tín dụng sẽ đáp ứng thời hạn vay lên đến 48 tháng. Nghĩa là doanh nghiệp có thể thanh toán khoản vay dần dần (áp dụng theo hình thức trả một phần gốc và lãi mỗi tháng) và hoàn tất sau đó 4 năm mà không cần lo lắng đến việc phải rút một khoản ngân sách lớn để thanh toán khoản vay trong thời gian ngắn, ảnh hưởng đến quá trình kinh doanh của công ty.
Có thể thấy, hình thức vay tín chấp, hay vay tiền không thế chấp vô cùng phù hợp và tiện lợi cho các doanh nghiệp để vay vốn hỗ trợ cho quá trình kinh doanh của mình. Vì vậy, nếu muốn xoay vốn để phát triển công ty vững mạnh hơn nữa, các chủ doanh nghiệp có thể cân nhắc hình thức vay không thế chấp!