Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân dễ thực hiện

1384

Bạn vẫn đang loay hoay không biết nên bắt đầu lập một kế hoạch tài chính cá nhân từ đâu. Bài viết sẽ hướng dẫn cách lập kế hoạch tài chính cá nhân dễ thực hiện nhất cho bạn.

Bạn đang muốn quản lý tiền của bản thân mình, muốn được chi tiêu và tiết kiệm đúng đắn, dùng tiền đúng cách, đúng chỗ,… hoặc bạn đang không hiểu được bản thân mình cần phải làm gì để có thể chi tiêu tốt nhất. Bạn đã có những chuẩn bị sơ khởi về kiến thức tài chính, nhưng bạn vẫn chưa hoàn toàn biết được mình nên làm gì và cần phải làm gì để có thể đạt được mục đích riêng của mình về mặt tài chính. Điều mà bạn cần và nên tìm hiểu ngay đúng lúc này chính là cách lập được kế hoạch tài chính cá nhân dễ dàng nhất có thể.

Các bước cơ bản để lập kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả

1. Kiểm soát thu nhập và chi tiêu bản thân

Điều đầu tiên mà hầu như mọi người đều phải có để tạo được một kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý đó là việc quản lý được thu nhập và các khoản chi tiêu của mình. Thu nhập và chi tiêu là hai nhân tố ảnh hưởng nhất đến cách lập tài chính cá nhân của bạn.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Thu nhập và chi tiêu như thế nào cho phù hợp?

Khi bạn quản lý được thu nhập của mình, bạn sẽ dự đoán được mình sẽ có được bao nhiêu tiền trong tháng này. Khoản thu nhập đó đến từ những công việc gì. Khi bạn đã có tổng số tiền, bạn cần quan tâm tiếp đến vấn đề chi tiêu. Hãy luôn đặt ra cho mình một loạt câu hỏi như sau: Ăn gì, uống gì, đi đâu, làm gì,…? Câu trả lời của những câu hỏi trên chính là cách bạn bắt đầu lên kế hoạch cho mình.

Bạn cần định ra cho những khoản chi tương ứng với bao nhiêu tiền. Liệu rằng những khoản thu có đáp ứng được những khoản chi đó của bạn hay không? Bạn sẽ phải tính toán và suy nghĩ rất nhiều để có thể lập được một kế hoạch tài chính cá nhân hợp lý nhất.

2. Phân loại khoản thu chi cố định và không cố định

Khi bạn đã nắm rõ được các khoản thu và khoản chi trong tháng của mình. Bạn cần tự lọc ra cho mình trong những khoảng đó, đâu là khoản cố định và đâu là khoản không cố định.

Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Phân loại chi phí và có những quyết định phù hợp với từng loại chi phí

Đối với những khoản cố định, bạn bắt buộc phải có được nó và chi tiêu nó trong tháng, bạn ít khi có thể thay đổi được những trạng thái đó. Phần lớn, chúng ta sẽ chấp nhận những khoảng cố định và đưa nó vào một phần bắt buộc trong kế hoạch tài chính cá nhân của mình.

Nhưng đối với những khoản không cố định, bạn có thể xoay chuyển nó, bạn có thể có được một khoản tiền thưởng nóng trong tháng, nó làm tăng khoản thu của bạn nhưng không ảnh hưởng gì đến các khoản chi không bắt buộc.

Việc phân chia tốt hai khoản trên sẽ giúp bạn dễ dàng xoay chuyển và đưa ra quyết định đúng khi phải đưa ra quyết định đầu tư hay xử lý một vấn đề nào đó. Vì trong kế hoạch của bạn, điều gì không cố định thì có thể xoay chuyển và có phương án khác thay thế mà khoản tiền dùng cho nó có thể ít hơn hoặc nhiều hơn. 

3. Ghi chú thu chi kỹ càng trên hệ thống ghi chép phù hợp với bản thân

Lập kế hoạch tài chính cá nhân
Ghi chép tất cả những thông tin tài chính cần thiết nhất

Cuối cùng, bạn cần phải phân chia và ghi tất cả những thông tin trên vào một cuốn sổ, ứng dụng ghi nhớ, hoặc phần mềm trên máy tính riêng, phù hợp với mình.

Những thông tin trên đó bao gồm các khoản thu chi, khoản nào là cố định thu, cố định chi, khoản nào và không cố định. Những khoản sẽ đem đi đầu tư, những khoản sẽ thu về trên dự kiến. Ngoài ra, trong quá trình thực hiện kế hoạch đó của mình. Bạn nên thường xuyên kiểm tra xem mình có đang đi đúng kế hoạch hay không. Dựa vào những kế hoạch đó để phát triển tài chính là một vấn đề tốt vì kế hoạch tài chính cá nhân của bạn được đưa ra dưới góc nhìn bao quát nhất, toàn diện nhất. Được tính toán kỹ lưỡng và có công việc cụ thể để tiến hành.

Việc lập một kế hoạch tài chính cá nhân cho mình không hề phức tạp. Bạn chỉ cần bỏ một ít thời gian để tìm hiểu và thực hành thường xuyên, dần dần bạn sẽ lập được cho mình một kế hoạch tài chính cá nhân hiệu quả nhất. Đồng thời đừng quên tìm hiểu thêm các kiến thức tài chính để có những quyết định đầu tư và tiết kiệm đúng đắn nhất nhé!. 

0 / 5. 0