Có nên vay tín chấp cá nhân để sửa nhà?

1941
Vay De Sua Nha

Rất nhiều người có nhu cầu hiện nay đang quan tâm đến các gói cho vay không thế chấp để sửa nhà. Vậy có nên vay tín chấp để sửa nhà hay không? Bạn cần làm gì khi muốn vay tín chấp cá nhân để sửa nhà. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Những việc cần làm trước khi quyết định vay tín chấp để sửa nhà

1. Xác định chính xác thu nhập ròng của cá nhân

Thu nhập ròng là mức thu nhập sau khi đã trừ tất cả các chi phí liên quan đến nguồn tạo thu nhập và chi phí sinh hoạt. Trước khi vay không thế chấp để sửa nhà, bạn cần tính toán xem mình sẽ tiêu tốn bao nhiêu phần trăm thu nhập ròng hàng tháng vào việc trả nợ. Ví dụ anh A và vợ có tổng thu nhập là 30 triệu. Đây chưa phải là thu nhập ròng của gia đình anh. Để xác định thu nhập ròng để trả nợ vay của gia đình anh A, ta cần tính phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi một số khoản. Ví dụ như thuế, bảo hiểm xã hội, thuế thu nhập cá nhân, chi phí bảo trì, tu sửa nhà, các chi phí sinh hoạt khác…

Việc xác định rõ thu nhập ròng mang lại nhiều lợi ích cho người đi vay. Nó sẽ giúp khách hàng lập được kế hoạch trả nợ sao cho phù hợp với gia đình mình nhất. Do đó mà nguy cơ không thể trả nợ của người đi vay cũng được giảm thiểu một cách đáng kể.

Đọc thêm: Thủ tục cho vay không thế chấp dễ hay khó? Làm thế nào để được duyệt hồ sơ vay tiền không cần thế chấp

Vay tín chấp cá nhân
Vay không thế chấp để sửa nhà là một nhu cầu cho vay phổ biến hiện nay.

2. Dự toán được các chi phí sửa nhà

Một bước mà bạn không thể bỏ qua khi muốn vay không thế chấp để sửa nhà đó là hạch toán kinh phí một cách đầy đủ và chính xác nhất có thể. Mặc dù vậy hiện nay có không ít người gặp nhiều vướng mắc khi làm điều này. Vì vậy kinh phí dự trù so với thực tế có sự chênh lệch đáng kể. Kinh phí mà người sửa nhà hạch toán thường sẽ thấp hơn so với số tiền phát sinh trong thực tế. 

Việc bạn dự trù kinh phí sửa nhà nhiều hay ít cũng sẽ ảnh hưởng đến hạn mức mà tổ chức tài chính cho bạn vay. Thông thường các tổ chức tài chính sẽ đáp ứng tối đa khoảng 70% nhu cầu vay của bạn.

3. Lựa chọn tổ chức tài chính cho vay có mức lãi suất hợp lý nhất

Việc lựa chọn nơi vay có mức lãi suất hợp lý sẽ giúp bạn giảm thiểu các loại phí không đáng có phát sinh từ lãi suất cao. Các đơn vị cho vay không thế chấp để sửa nhà hiện nay cũng đang phục vụ các gói vay có lãi suất ưu đãi với thời hạn trả nợ đa dạng. Chúng bao gồm các loại kỳ hạn từ 12 – 48 tháng. Bạn có thể căn cứ vào tình hình tài chính để chọn gói vay có lãi suất phù hợp nhất với bản thân hoặc gia đình mình.

Đồng thời, các mức lãi suất ưu đãi vay không thế chấp để sửa nhà đang được áp dụng hiện nay cũng chỉ ở mức từ 18 – 35%/năm với biên độ lãi suất sau ưu đãi tăng thêm chỉ từ 3 – 4%/năm. Vì vậy bạn hoàn toàn có khả năng chi trả phù hợp với điều kiện tài chính của mình.

Vay tín chấp cá nhân
Chọn lựa gói vay phù hợp với điều kiện của gia đình bạn.

Điều kiện và thủ tục vay không thế chấp để sửa nhà

1. Điều kiện vay không thế chấp để sửa nhà

Tình trạng tài chính và khả năng trả nợ là 2 điều kiện quan trọng nhất bạn cần quan tâm khi vay tín chấp cá nhân để sửa nhà. Đây cũng là những yếu tố mà tổ chức tài chính quan tâm nhất khi xét duyệt hồ sơ của bạn. Để có thể vay được ở mức cao nhất, thu nhập ổn định của bạn nên ở mức tối thiểu từ 10 triệu đồng/tháng trở lên.

Ngoài ra sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi vay nếu bạn có lịch sử tín dụng sạch, không phát sinh nợ xấu trong quá khứ. Bạn sẽ khó vay hơn nhiều nếu có tồn du các khoản nợ xấu này.

2. Thủ tục vay vốn

Vay tín chấp cá nhân
Chuẩn bị thật kỹ để làm thủ tục vay vốn dễ dàng.

Để có thể vay tín chấp cá nhân nhằm mục đích sửa nhà, bạn cần hoàn tất các loại giấy tờ liên quan bao gồm:

  • Bản sao CMND, hộ khẩu, giấy chứng nhận kết hôn.
  • Giấy tờ liên quan đến việc sử dụng vốn vay. Ví dụ như giấy phép sửa chữa, bảng dự toán sửa chữa.
  • Hợp đồng lao động, bảng lương, hợp đồng cho thuê hoặc các loại giấy tờ chứng minh thu nhập của bạn hay các thành viên trong gia đình.
  • Giấy đề nghị vay không thế chấp để sửa nhà (theo mẫu). 

Hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn đã hiểu thêm về hình thức vay không thế chấp để sửa chữa nhà cửa. Hãy tìm hiểu thật kỹ để lựa chọn được dịch vụ vay phù hợp nhất với bạn và gia đình nhé.

Tìm hiểu thêm các bài viết: 4 lợi ích khách hàng nhận được từ xu hướng giao dịch không tiền mặt

1 / 5. 2