Cách ổn định tài chính cá nhân khi có thay đổi lớn cuộc sống

1003

Bất cứ ai cũng sẽ gặp phải những thay đổi cố lớn trong cuộc sống. Đặc biệt là những người trẻ. Khi đó điều quan trọng bạn cần quan tâm đó là ổn định tài chính cá nhân. Bài viết này sẽ cùng bạn tìm hiểu những cách ổn định tài chính khi những thay đổi đó xảy ra với bạn.

Thay đổi chỗ ở

Những người trẻ lập nghiệp tại các thành phố lớn, việc thay đổi chỗ ở sẽ thường xuyên xuất hiện. Khi đó có rất nhiều thứ bạn phải lo. Ví dụ như vấn đề tài chính, di chuyển đồ đạc, môi trường mới… Nghe có vẻ nghiêm trọng, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát được chúng để bớt căng thẳng và tiết kiệm hơn.

Nếu bạn thay đổi chỗ ở, một kế hoạch cụ thể và rõ ràng là bước đầu tiên cần thực hiện. Hãy liệt kê quá trình bạn chuyển nhà và tất cả các chi phí đi kèm với nó. Bạn càng bắt đầu lập kế hoạch sớm, bạn càng có nhiều thời gian để nghiên cứu. Từ đó bạn có thể tiết kiệm được nhiều chi phí hơn và sớm ổn định tài chính cá nhân.

Bí quyết ổn định tài chính
Bạn cần ổn định tài chính sau mỗi lần chuyển chỗ ở.

Cách tiết kiệm tiền để ổn định tài chính khi chuyển chỗ ở

So sánh giá vận chuyển

Trước khi gọi dịch vụ vận chuyển chở đồ đạc của bạn, hãy tham khảo ít nhất 3 đơn vị để tìm được giá rẻ nhất. Hoặc nếu đồ đạc của bạn không quá nhiều hoặc không cồng kềnh, hãy tự vận chuyển. Điều này giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền đáng kể.

Mua đồ đạc đã qua sử dụng

Thay vì mua những vật dụng mới, bạn có thể tiết kiệm tiền bằng cách mua đồ đã qua sử dụng. Bạn có thể tìm kiếm những sản phẩm như vậy trên các trang rao vặt. Chỉ cần dành một chút thời gian tìm kiếm, bạn sẽ ngạc nhiên khi nhận ra mình đã tiết kiệm được nhiều như thế nào.

Bắt đầu tự quản lý tài chính cá nhân

Để bắt đầu việc này, hãy chuyện trò cởi mở với bố mẹ bạn. Bạn có thể học hỏi từ bố mẹ cách họ quản lý tiền bạc của gia đình, tình hình tài chính hiện tại và các mục tiêu tài chính trong tương lai của bạn.

Cuộc trò chuyện này có ba mục đích chính. Thứ nhất, nó phá vỡ sự im lặng về tiền bạc. Thứ hai, nó giúp bạn hiểu được những suy nghĩ về tiền của cha mẹ. Từ đó xác định được mục tiêu của mình. Và thứ ba, bạn sẽ học được cách thanh toán hóa đơn và sớm ổn định tài chính trong tương lai.

Tiếp theo, bạn hãy cố gắng duy trì những cuộc đối thoại này 6 tháng 1 lần. Chúng sẽ giúp bạn và bố mẹ nhìn lại những điều đã làm được. Bên cạnh đó là những điều cần rút kinh nghiệm trong việc quản lý tài chính của bạn.

Mẹo ổn định tài chính
Sẽ đến lúc bạn cần phải tự quản lý tài chính cá nhân của bản thân.

Một công việc mới

Thay đổi công việc có thể thúc đẩy sự nghiệp của bạn phát triển hơn. Nó cũng có thể góp phần giúp bạn tăng thu nhập của bản thân. Tuy nhiên bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp phải sự đánh đổi để đạt được những điều trên.

Một công việc mới có thể rất thú vị. Nhưng hãy dành thời gian suy nghĩ kỹ trước khi quyết định đổi việc. Nó sẽ giúp bạn tránh việc đưa ra một quyết định bốc đồng. Ví dụ như công việc mới có mức lương cao hơn. Tuy nhiên những chế độ và chính sách lại không tốt bằng công việc cũ. Khi đó bạn cần phải cân nhắc kỹ  xem có nên đổi việc hay không. Cách này giúp bạn ổn định tài chính cá nhân sau khi đổi việc.

Cách ổn định tài chính
Một công việc mới đòi hỏi rất nhiều cố gắng – trong đó có cả khả năng ổn định tài chính cá nhân.

Thay đổi lối sống

Một công việc mới có thể thay đổi lối sống hàng ngày của bạn một cách sâu sắc. Chúng bao gồm những gì bạn mặc, cách bạn ăn và thời gian bạn đi du lịch. Ví dụ như nếu bạn càng có ít thời gian để làm bữa tối sau giờ làm, bạn càng tốn nhiều tiền để ăn ngoài. Ngoài ra, hãy suy nghĩ về việc bạn cần một tủ quần áo mới cho công việc mới. Hãy kiểm tra túi tiền của bạn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã tính toán các chi phí một cách hợp lý cho sự mua sắm này để ổn định tài chính cá nhân.

Hy vọng với những lời khuyên trong bài viết này, bạn đã phần nào biết cách ổn định tài chính cá nhân khi cuộc sống có những thay đổi lớn. Chúc bạn thành công.

0 / 5. 0