Mua sắm vật dụng gia đình cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày là điều cần thiết, nhưng có nhiều lý do để chúng ta nói “không” với những sản phẩm đắt tiền, như “không cần”, “hàng bình thường đã đủ dùng rồi”, “thu nhập không cao”, hay đơn giản chỉ là… “cảm thấy phí”. Vậy, việc bỏ tiền mua sắm những vật dụng “đắt tiền” trong nhà có thực sự phí phạm và không đáng hay không, hay đó sẽ là khoản đầu tư “lãi không hề lỗ”?
Nội dung
Tại sao mua sắm vật dụng gia đình đắt tiền lại là “khoản đầu tư lãi không hề lỗ”?
Câu nói “Tiền nào của đó” không phải bao giờ cũng chính xác, nhưng lại phản ánh đúng phần nào thực tế hiện nay. Việc mua sắm vật dụng gia đình cao cấp dù có đắt tiền hơn so với hàng giá rẻ, nhưng chắc chắn sẽ mang đến bạn 3 “món lãi” đáng tiền sau:
1. Thương hiệu tốt, đảm bảo về chất lượng
Vật dụng gia đình đắt tiền thường gắn liền với hai yếu tố: thương hiệu tốt và chất lượng cao. Các nhà sản xuất uy tín luôn cam kết cũng đảm bảo chất lượng của mọi mặt hàng, nhằm đáp ứng nhu cầu và mang lại người dùng trải nghiệm tốt nhất. Mặt khác, việc sử dụng các sản phẩm có thương hiệu sẽ tạo cho bạn cảm giác an tâm và tin tưởng hơn nhiều so với hàng giá rẻ, chưa kể các chế độ bảo hành được thiết kế nhằm xử lý những rủi ro trong quá trình sử dụng cũng như bảo vệ quyền lợi chính đáng của khách hàng.
2. Nhiều tính năng cao cấp, đa dụng
Nếu bạn để ý, các vật dụng trong nhà, đặc biệt là đồ điện tử luôn có sự khác biệt rõ rệt giữa hàng phổ thông (giá rẻ) và hàng cao cấp (đắt tiền). Nếu chất lượng của các sản phẩm phổ thông chỉ dừng lại ở mức đủ dùng, thì những sản phẩm cao cấp hơn luôn được nhà sản xuất ưu tiên áp dụng các công nghệ tiên tiến nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất.
Trong trường hợp này, hãy lấy tivi làm ví dụ. Với những sản phẩm phổ thông có mức giá dao động từ 3-5 triệu đồng, bạn sẽ nhận được gì? Kích thước màn hình 32 inch, độ phân giải HD, cổng kết nối VGA, HDMI, USB… nghe có vẻ “nhiều đấy”, hiện đại đấy, nhưng thực ra chỉ là những trang bị bình thường, vốn chỉ mang lại trải nghiệm nghe nhìn cơ bản, chấm hết. Trong khi đó, những sản phẩm cao cấp hơn (từ 7 triệu đồng trở lên) lại sở hữu nhiều công nghệ tiên tiến như kích thước 42-60 inch, độ phân giải từ Full HD đến 4K (cho hình ảnh cực kỳ sắc nét), tích hợp hệ điều hành cho khả năng kết nối wifi, tải ứng dụng, lướt web, Youtube, Netflix, Spotify, âm thanh chất lượng cao, nhận diện giọng nói… Việc trang bị ti tỉ những công nghệ tiên tiến này giúp bạn có được trải nghiệm giải trí tuyệt vời mà các dòng sản phẩm thông thường khó có thể mang lại.
3. Bền bỉ, giúp tiết kiệm chi phí sửa chữa phát sinh
Đa phần các sản phẩm gia dụng dù đắt hay rẻ đều có thời hạn bảo hành, để bạn có thể yên tâm dùng mà không cần phải lo đến rủi ro hỏng hóc. Nhưng rồi khi hết hạn bảo hành, bạn phải làm sao?
Vật dụng dùng trong nhà thường được sử dụng trong thời gian dài, phải sau một khoảng thời gian khá lâu thì mới phải mua lại. Khi hết hạn bảo hành hoặc sử dụng quá lâu, mọi sự cố hỏng hóc đều có thể xảy ra. Tuy nhiên, các sản phẩm cao cấp, đắt tiền, có thương hiệu uy tín thường sẽ bền bỉ và có tính ổn định tốt hơn nhiều so với những mặt hàng rẻ tiền, kém chất lượng. Nhờ vậy, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không nhỏ trong việc sửa chữa hoặc mua mới, và đây được xem là cái “lãi” giá trị nhất trong 3 món lãi được nêu ra!
Đọc thêm bài viết: Chiến thuật đi chợ siêu tiết kiệm mùa Covid-19
Thu nhập không cao, liệu có mua được các vật dụng gia đình đắt tiền, chất lượng?
Câu trả lời là có. Nếu bạn có thu nhập chưa cao nhưng vẫn mong muốn cuộc sống trở nên đủ đầy và tiện dụng hơn với những sản phẩm gia dụng đắt tiền, hãy thử tham khảo những “bí kíp” bên dưới nhé!
1. “Săn hàng” giá tốt trên các trang thương mại điện tử
Các trang thương mại điện tử hiện nay đa phần chỉ kinh doanh online, không có showroom hay cửa hàng trưng bày để khách hàng có thể đến và mua sắm trực tiếp. Điều này tưởng chừng là bất lợi, nhưng lại giúp giảm thiểu các chi phí đắt đỏ như phí thuê mặt bằng, phí quản lý, thuê nhân viên… Việc cắt giảm những chi phí nêu trên giúp giá bán của các sản phẩm tốt hơn rất nhiều so với mức niêm yết của thị trường, và đây chính là nơi để bạn có thể mua sắm vật dụng gia đình đắt tiền với mức giá rất tốt.
2. Chờ đợi và tận dụng cơ hội từ các chương trình “siêu giảm giá”
Hàng năm, có hàng loạt các chương trình ưu đãi giảm giá được doanh nghiệp tung ra nhằm kích cầu hoặc tri ân khách hàng. Sinh nhật, 11/11, 12/12, Black Friday,… đều là những cơ hội mua sắm tuyệt vời với mức giá siêu ưu đãi. Các mức giảm giá cũng vô cùng đa dạng từ 10-50%, cá biệt một số sàn thương mại điện tử áp dụng mức giảm lên đến hơn 90%! Tuy vậy, để đánh đổi mức giảm giá lớn, các doanh nghiệp có thể sẽ cắt giảm thời gian bảo hành hoặc thậm chí không bảo hành, vì thế bạn cũng cần phải cân nhắc kỹ vấn đề này trước khi quyết định có đặt mua hay không.
3. Vay tín chấp tiêu dùng tại các tổ chức tín dụng
Vay tín chấp là lựa chọn đáng cân nhắc cho nhu cầu mua sắm vật dụng gia đình, đặc biệt trong những lúc bị… “kẹt tiền”. Đây là hình thức vay tiền không thế chấp được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng, xét duyệt hoàn toàn dựa trên uy tín của người đi vay mà không cần tài sản đảm bảo.
Đây được xem là hình thức vay tiền an toàn, đơn giản và nhanh chóng nhất, với thời gian giải ngân chỉ trong vòng 1-2 ngày. Bên cạnh đó, với hạn mức vay tối đa lên đến 100 triệu đồng cùng thời hạn vay lên đến 48 tháng, bạn có thể thoải mái sử dụng tiền vay cho việc mua sắm nhiều vật dụng trong nhà giá trị cao, nhưng lại không phải chịu nhiều áp lực trong việc trả nợ. Điều kiện và thủ tục của hình thức vay này cũng khá đơn giản, cụ thể:
Điều kiện:
- Hồ sơ pháp lý cá nhân phải đầy đủ và rõ ràng;
- Thu nhập ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ đầy đủ và đúng hạn;
- Lịch sử tín dụng tốt, không có nợ xấu.
Thủ tục:
- CMND/căn cước đối với công dân Việt Nam/Hộ chiếu cho người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam;
- Sổ hộ khẩu/KT3 hoặc các giấy tờ chứng minh cư trú thường xuyên tại các tỉnh/thành phố bao gồm: TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Hưng Yên, Bình Dương, Hải Dương, Bắc Ninh, và một số huyện Đồng Nai, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu, Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Bình Định, Thái Nguyên, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nam Định, Thừa Thiên Huế;
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu có);
- Biên bản đề nghị vay vốn và phương thức sử dụng vốn;
- Giấy tờ chứng minh khả năng tài chính: Hợp đồng lao động, bảng sao kê lương hằng tháng từ ngân hàng, hợp đồng bảo hiểm,..
Bất kỳ ai cũng mong muốn sử dụng các vật dụng gia đình đắt tiền, chất lượng, nhưng không phải ai cũng có điều kiện để chi trả cho những sản phẩm đó. Tuy nhiên, với những “bí kíp” nêu trên, bạn vẫn có thể mua sắm những vật dụng gia đình cao cấp nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, dù thu nhập hiện tại chưa cao. Hãy áp dụng các biện pháp kể trên và xây dựng cho mình một cuộc sống tươi đẹp, đủ đầy và tiện nghi bạn nhé!
Xem thêm: 5 “tips” hữu ích để sử dụng thẻ tín dụng an toàn và hiệu quả