Mô hình cho vay ngang hàng: Hình thức vay tín dụng mới hay biến tướng mới của tín dụng đen

1308
A4baf1a8 4435 45d5 B52e 41fe83d17720

Vì nhiều lý do, hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Nam hiện nay đang có dấu hiệu biến tướng thành tín dụng đen. Hãy cùng tìm hiểu về thực trạng này trong bài viết sau đây.

Nhiều doanh nghiệp cho vay ngang hàng có tư cách pháp nhân mập mờ nhưng doanh số lên đến hàng tỷ USD 

Cho vay ngang hàng phát triển một cách phức tạp tại Việt Nam

Mô hình cho vay với danh nghĩa cho vay ngang hàng (P2P) xuất hiện như nấm mọc sau mưa vài năm trở lại đây. Những dịch vụ này hoạt động trực tuyến ngày càng rầm rộ. Nhiều người có tiền nhàn rỗi đã bị thu hút bởi những quảng cáo hấp dẫn. Ví dụ như lãi suất cho vay với lãi suất hấp dẫn. (20 – 40%/tháng tính cả phí).

Hình thức cho vay này không chỉ lấy lãi rất cao. Nó còn gây bức xúc và hoang mang cho dư luận. Lý do chính là vì kiểu đòi nợ “khủng bố” của họ. Mặc dù vậy, các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn trong việc xử lý những công ty này. Bởi họ hoạt động dưới danh nghĩa là những công ty tài chính với ngành nghề chính là cho vay ngang hàng (P2P). Điều này nghĩa là trên lý thuyết, họ chỉ là trung gian kết nối người cho vay và người đi vay chứ không trực tiếp đừng ra cho vay tiền.

cho vay ngang hàng
Các công ty P2P trên lý thuyết chỉ là trung gian cho vay ngang hàng.

Doanh số khổng lồ của lĩnh vực cho vay ngang hàng

Cả nước hiện có trên 40 công ty cho vay P2P. Đây là số liệu chính thức của ngân hàng nhà nước. Chưa có số liệu chính xác tổng dư nợ cho vay bằng hình thức này. Nhưng nhiều chuyên gia dự đoán con số này có thể lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng. Riêng tại sàn Tima – một trong những sàn giao dịch P2P uy tín hiện nay, tổng tiền giải ngân theo công bố đã lên tới gần 84.000 tỷ đồng (gần hơn 3,6) tỷ USD (số liệu 09/2019).

Tư cách pháp nhân mập mờ

Hiện pháp nhân của nhiều công ty P2P còn rất rất mập mờ. Theo tìm hiểu, đa số những cổ đông cốt cát của các công ty cho vay ngang hàng tại Việt Nam xuất thân từ lĩnh vực tín dụng đen. Nghiêm trọng hơn, nhiều công ty do người Việt đứng tên trên giấy phép kinh doanh. Nhưng chủ thực sự của những công ty này là người Trung Quốc. Không những thuê người Việt đứng tên và quản lý, họ còn thực hiện nhiều chiêu trò kinh doanh phi pháp. Ví dụ như thuê xã hội đen đòi nợ thuê hay cho vay lãi cực cao.

cho vay ngang hàng
Nhiều người đã bị sập bẫy tín dụng đen của của những công ty đội lốt cho vay ngang hàng.

Lý giải cho việc này đó là do chính phủ Trung Quốc siết chặt quản lý thị trường P2P của họ. Vì vậy những đối tượng tín dụng đen đã tràn qua các nước lân cận để làm ăn. Họ núp bóng dưới danh nghĩa P2P để kiếm tiền bất chính. Trong đó Việt Nam là thị trường mà những đối tượng này không thể bỏ qua. Trong số 40 công ty cho vay ngang hàng P2P tại nước ta, có đến 10 công ty có nguồn gốc từ nước ngoài mà chủ yếu là Trung Quốc.

Các chuyên gia khuyến cáo người dân có thể cân nhắc vay tiền của các nền tảng P2P nếu thấy mức lãi suất hợp lý. Tuy nhiên cần hết sức cẩn thận khi muốn góp vốn đầu tư vào các nền tảng này. Rất nhiều công ty P2P tại Trung Quốc sau khi huy động tiền của nhà đầu tư đã không giải ngân cho người có nhu cầu vay mà lại ôm tiền bỏ trốn. Đây cũng chính là lý do vì sao mô hình cho vay này bị kiểm soát rất gắt gao tại đất nước láng giềng của Việt Nam. 

Thận trọng với mô hình P2P Lending

Những rủi ro liên quan đến hoạt động trực tuyến của hình thức P2P

Tại Việt Nam, ngân hàng nhà nước còn rất thận trọng với mô hình cho vay ngang hàng. Mới đây cơ quan này đã công bố văn bản khuyến cáo các cá nhân và tổ chức tín dụng cần thận trọng trong việc giao dịch và hợp tác với các công ty cho vay P2P. Các nền tảng P2P trực tuyến chưa được đánh giá và cấp phép hoạt động tại nước ta. Vì vậy nguy cơ về ăn cắp thông tin và tấn công mạng là rất lớn. Nếu chúng xảy ra, các bên tham gia có thể phải chịu những tổn thất nặng nề.

An Toan Giao Dich
Nguy cơ mất an toàn thông tin khi giao dịch cho vay ngang hàng tại Việt Nam là rất cao.

Những hành vi phạm pháp có thể nảy sinh từ hoạt động tín dụng đen đội lốt mô hình cho vay ngang hàng

Ngoài những rủi ro liên quan đến nền tảng trực tuyến, hình thức cho vay này còn có thể kéo theo những hành vi vi phạm pháp luật. Ví dụ như hoạt động tín dụng đen, cho vay lãi suất cao, các hình thức biến tướng của cầm đồ, kinh doanh đa cấp. Những đối tượng tham gia sẽ tung ra nhiều quảng cáo sai sự thật với cam kết lợi nhuận cao, lãi suất cạnh tranh. Mục đích của cùng của chúng là lừa đảo, chiếm dụng tài sản của người dân. Những hành vi này để lại nhiều hệ lụy xấu tác động tiêu cực tới cuộc sống của người dân. Chúng còn gây bất ổn an ninh, kinh tế và ổn định xã hội.

Hiện Chính phủ phối với cùng các bộ ngành đang tiến hành rà soát, đánh giá thực trạng của 40 công ty P2P trên thị trường. Ngân hàng nhà nước cũng đang khẩn trương xây dựng quyết định của Thủ tướng quy định về phương thức hoạt động của mô hình cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Hy vọng với những quy định này, thị trường cho vay P2P tại nước ta có thể hoạt động minh bạch, hiệu quả và ổn định hơn. Từ đó những hành vi biến tướng của mô hình kinh doanh này cũng sẽ được ngăn chặn kịp thời.

0 / 5. 0