Vay tín chấp là một trong những hình thức vay vốn được ưa chuộng nhất hiện nay. Mặc dù có nhiều ưu điểm như thủ tục đơn giản, thời gian nhận tiền nhanh, hạn mức vay cao, nhưng vẫn ẩn chứa một số rủi ro không lường trước nếu bạn không tìm hiểu kỹ lưỡng. Nếu bạn cần vay tín chấp, bạn cần ghi nhớ một số lưu ý quan trọng bên dưới.
Nội dung
Vay tín chấp là gì?
Trước tiên, bạn cần tìm hiểu sơ lược về vay tín chấp. Đây là một sản phẩm vay vốn không yêu cầu tài sản đảm bảo, hoàn toàn dựa trên uy tín cá nhân và năng lực tài chính của bạn. Bạn có thể vay tín chấp để giải quyết những nhu cầu/vấn đề khác nhau trong cuộc sống như mua nhà, mua xe, sửa chữa nhà cửa, chữa bệnh, cưới hỏi, tiêu dùng ngày tết… với những thủ tục, hồ sơ đơn giản.
Trong các hình thức vay vốn, vay tín chấp là một trong những hình thức vay hiệu quả và nhanh chóng nhất. Bạn có thể vay đến 100 triệu đồng chỉ với vài bước đơn giản, thời gian nhận tiền nhanh (trong 1 – 2 ngày). Ngoài ra, thời gian trả nợ linh hoạt từ 12 – 48 tháng giúp bạn giảm áp lực trả nợ. Bạn cũng có thể trả nợ dễ dạng qua nhiều kênh khác nhau như: ATM, chuyển khoản ngân hàng, dịch vụ ủy nhiệm chi toàn quốc,…
Tuy nhiên, vay tín chấp là phương pháp vay dựa vào uy tín. Vì vậy, lịch sử tín dụng của bạn sẽ ảnh hưởng lớn đến kết quả xét duyệt tín dụng. Hơn nữa, việc cho vay vốn không có tài sản đảm bảo sẽ tạo ra nhiều rủi ro cho tổ chức tín dụng. Do đó, lãi suất thường sẽ nhỉnh hơn so với hình thức vay yêu cầu tài sản đảm bảo để bù đắp rủi ro.
Đó là lí do người cần vay tín chấp cần cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định vay. Bạn cũng nên tham khảo những lưu ý quan trọng dưới đây để có khoản vay hiệu quả, an toàn.
1. Lựa chọn tổ chức tín dụng uy tín
Hiện nay, rất nhiều tổ chức tín dụng đã triển khai các gói vay tín chấp để phục vụ nhu cầu vay vốn đa dạng. Tuy nhiên, không phải tổ chức tín dụng nào cũng đề xuất những gói vay tín chấp an toàn, lãi suất thấp.
Để tìm được tổ chức tín dụng đáng tin cậy, bạn có thể tham khảo các tiêu chí dưới đây:
- Kinh nghiệm/uy tín của tổ chức tín dụng trên thị trường tài chính/tín dụng. Hãy ưu tiên lựa chọn tổ chức tín dụng đã cung cấp dịch vụ nhiều năm trên thị trường.
- Hồ sơ giấy tờ, điều kiện và thủ tục đăng ký.
- Thời gian xét duyệt và giải ngân.
- Lãi suất khoản vay.
- Hạn mức cho vay và thời gian trả nợ.
- Hình thức trả nợ.
2. Xem xét và tính toán lãi suất khoản vay
Hiện nay, lãi suất vay tín chấp dao động từ 18 – 38% tùy vào các gói vay tín chấp khác nhau. Tuy nhiên, cách tính lãi suất có thể khác nhau tại mỗi tổ chức tín dụng.
Các tổ chức tín dụng có thể áp dụng 1 trong 2 phương pháp tính lãi suất cho mỗi gói vay tín chấp bao gồm:
- Lãi suất trên dư nợ gốc ban đầu.
- Lãi suất theo dư nợ giảm dần.
Trong phương pháp tính lãi suất trên dư nợ gốc ban đầu, bạn sẽ trả những số tiền nợ bằng nhau trong suốt thời hạn trả nợ. Số tiền mỗi tháng bạn trả bao gồm dư nợ gốc và số tiền lãi cố định mỗi tháng.
Nếu tổ chức tín dụng tính lãi theo phương pháp dư nợ giảm dần, bạn sẽ phải trả số tiền lãi được tính trên số tiền gốc còn lại sau khi trừ đi những khoản đã thanh toán ở kì trả nợ trước.
Trên thực tế, tổng số tiền nợ (bao gồm gốc và lãi) mà bạn phải trả dù được tính theo phương pháp nào cũng sẽ không chênh lệch quá lớn. Tuy nhiên, bạn cần nắm rõ cách tính lãi suất trong hợp đồng để tránh những vấn đề phát sinh. Ngoài ra, việc này cũng giúp bạn lựa chọn cách tính lãi phù hợp với khả năng chi trả và tình hình tài chính của mình.
3. Thận trọng với các gói ưu đãi lãi suất vay tín chấp
Các tổ chức tín dụng thường sẽ triển khai nhiều chương trình ưu đãi về lãi suất, thời hạn vay để thu hút khách hàng tìm hiểu và đăng ký. Nhưng để rơi vào “bẫy” khuyến mãi, gây ra tránh những vấn đề phát sinh về sau, bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng về ưu đãi lãi suất và thông tin gói vay trước khi quyết định ký vào hợp đồng vay tín chấp.
Đừng quên sau thời gian ưu đãi, bạn sẽ quay về trả nợ theo mức lãi thực tế. Đây là thông tin mà nhiều người thường bỏ qua do ưu đãi quá hấp dẫn. Vì vậy, hãy tìm hiểu và hỏi nhân viên tín dụng để chọn gói vay tín dụng an toàn và lãi suất tốt nhất.
Tóm lại, trước khi quyết định ký thỏa thuận vay vốn, bạn cần xem xét khả năng tài chính và đảm bảo rằng bản thân có thể trả nợ đúng hạn. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu gói vay và lập kế hoạch trả nợ rõ ràng để tránh những khoản chi phí ngoài mong muốn.