Nhượng quyền thương hiệu là gì? Có nên kinh doanh nhượng quyền thương hiệu?

1827

Không khó để tìm thấy những cửa hàng kinh doanh, thương hiệu, doanh nghiệp sử dụng phương thức nhượng quyền thương hiệu tại Việt Nam hiện nay. Đó là lý do tại sao chúng ta lại có thể nhận ra rất nhiều quán cà phê, trà sữa, cửa hàng thời trang sử dụng phương thức này để kinh doanh. Vậy nhượng quyền thương hiệu là gì? Nó có những lợi ích gì mà lại trở nên phổ biến như vậy?

Nhượng quyền thương hiệu hay còn được gọi là Franchise, là hình thức kinh doanh khi một cá nhân hoặc một tổ chức nào đó có được quyền sử dụng thương hiệu để thực hiện kinh doanh trong phạm vi nhượng quyền. Việc nhượng quyền này còn đi kèm với một sự ràng buộc về mặt tài chính, lợi nhuận sẽ được phân chia theo phần trăm doanh thu mang lại. Bạn có thể tìm hiểu rõ thêm về mô hình kinh doanh nhượng quyền qua những thông tin sau đây. 

Nên kinh doanh nhượng quyền hay thành lập thương hiệu riêng?

Cần chuẩn bị gì để kinh doanh nhượng quyền thương hiệu?

4 điều cần ghi nhớ trước khi bạn chuẩn bị kinh doanh nhượng quyền thương hiệu đó chính là vốn đầu tư, nghiên cứu thị trường, khảo sát địa điểm và thủ tục nhượng quyền.

4 tiêu chí bất di bất dịch trên chính là các yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất về mô hình kinh doanh này. Có rất nhiều nguồn, nhiều công cụ giúp bạn có thể nhận biết những xu hướng cũng như thị hiếu người tiêu dùng về thương hiệu mà bạn sắp nhượng.

Từ đó, bạn có thể lên kế hoạch tính toán kỹ lưỡng để chuẩn bị đầy đủ số vốn cần thiết. Để có thể đến được với khách hàng của mình, địa điểm kinh doanh cần phải được khảo sát, đánh giá và chọn lọc kỹ càng sau khi bạn đã tiến hành các quá trình thủ tục nhượng quyền và bắt đầu tiến hành những bước đầu tiên của việc kinh doanh.  

Liệu bạn đã chuẩn bị đầy đủ cho việc kinh doanh nhượng quyền?

Quy trình nhượng quyền thương hiệu bao gồm những gì?

Quy trình nhượng quyền cũng như quy trình hợp tác giữa các doanh nghiệp thông thường. Mỗi quá trình nhượng quyền điều phải tuân thủ theo nội dung của hợp đồng về quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền và quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền.

Bên cạnh hợp đồng, một hồ sơ nhượng quyền cần phải có hồ sơ đề nghị đăng ký hoạt động nhượng quyền thương hiệu đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền và giấy đăng ký hoạt động, thông báo bằng văn bản được bên nhượng quyền bàn giao cho bên nhận quyền về việc đăng ký để hoàn tất thủ tục nhượng quyền. Ngoài ra, cả bên nhượng và nhận quyền đều có thể bàn bạc về những chinh sách nhượng quyền như hỗ trợ chi phí nhượng, tư vấn thiết kế, chính sách đào tạo nhân viên, chiến lược quảng cáo,… để có thể xây dựng một mô hình nhượng quyền thành công. 

Bàn bạc kỹ lưỡng chính sách nhượng quyền giúp bạn có một chiến lược thành công

Những rủi ro có thể xảy ra khi nhượng quyền thương hiệu

Có rất nhiều rủi ro mà người tiêu dùng cũng như người làm kinh doanh có thể nhận thấy thông qua mô hình kinh doanh nhượng quyền này, đó chính là chất lượng sản phẩm.

Người dùng sẽ luôn hoài nghi về chất lượng sản phẩm cũng sau khi được đem về tại nước mình, liệu nó có ngon như quán gốc, liệu món này đã hợp vệ sinh,… Đây luôn là nỗi lo lớn nhất cho bất cứ mô hình nhượng quyền nào.

Bên cạnh đó, vì phải làm theo những quy chuẩn đã được đặt ra từ trước của đối tác cho thương hiệu thì chẳng khác nào mọi hoạch định, chiến lược thương hiệu của bạn đều bị đưa vào khuôn khổ. Các chính sách sẽ được áp dụng và kế hoạch kinh doanh hay quảng bá của bạn đều bị giới hạn sáng tạo trong một khuôn khổ nhất định, khó tạo nên ấn tượng, sự đột phá về thương hiệu.

Ngoài ra, nỗi lo về vốn luôn là nỗi lo chung của những người làm kinh doanh. Nếu như bạn không có nguồn vốn vững chắc và đề phòng rủi ro có thể xảy ra thì việc kinh doanh nhượng quyền lỗ vốn là chuyện vốn dĩ có thể xảy ra.

Phân tích và phòng tránh những rủi ro không mong muốn  

Nhượng quyền thương hiệu tuy không phải là hình thức kinh doanh mới nhưng những năm trở lại đây, nó chính là hình thức kinh doanh rất được ưa chuộng sử dụng. Bởi vì đây chính là một mô hình kinh doanh có lợi cho cả 2 bên nhượng và bên nhận quyền. Tìm hiểu thêm thật kỹ trước khi quyết định dấn thân vào con đường kinh doanh này bạn nhé!

0 / 5. 0