Nợ tín dụng là gì? Vì sao nợ tín dụng trở thành nợ xấu và hậu quả khi sở hữu nợ xấu

1406
Nợ tín dụng là gì?

Để nợ tín dụng không biến thành nợ xấu, thành gánh nặng đè trên vai mỗi ngày của bạn, hãy cùng Ước mơ và Hạnh phúc tìm hiểu về nợ tín dụng, cách phân loại nợ tín dụng và khi nào nợ tín dụng biến thành nợ xấu nhé!

Nợ tín dụng với lợi thế là hình thức vay nợ dễ tiếp cận, hiệu quả và nhanh chóng, đang dần trở nên rất phổ biến tại thị trường Việt Nam. Vậy mà rất nhiều khách hàng đăng ký vay nợ tín dụng lại không hề biết rõ nợ tín dụng là gì. Định nghĩa một cách đầy đủ, nợ tín dụng là khoản tiền mà khách hàng đang nợ tại ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác trong quá trình sử dụng thẻ tín dụng hay vay vốn tín chấp, vay vốn thế chấp cũng như vay các khoản vay khác.

nợ tín dụng là khoản tiền mà khách hàng đang nợ tại ngân hàng
Hãy hiểu rõ về nợ tín dụng trước khi vay nợ

Phân loại các dạng nợ tín dụng

Theo khoản 3, Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN sửa đổi, bổ sung về việc phân chia các nhóm nợ, có 5 nhóm nợ tín dụng, cụ thể:

1) Nhóm 1 (Nhóm nợ đủ chuẩn):  

  • Nhóm các khoản nợ được thanh toán đúng hạn hoặc quá hạn dưới 10 ngày.
  • Nhóm các khoản nợ được đánh giá có khả năng thu hồi cả gốc lẫn lãi.

2) Nhóm 2 (Nhóm nợ cần quan sát):

  • Nhóm các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày.
  • Nhóm các khoản nợ đã được điều chỉnh lại kỳ hạn trả nợ lần đầu.
Thế nào là “Nợ tín dụng”?
Thế nào là “Nợ tín dụng”? 

3) Nhóm 3 (Nhóm nợ dưới chuẩn):

  • Nhóm các khoản nợ bị quá hạn từ 91 tới 180 ngày.
  • Nhóm các khoản nợ đã điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục quá hạn trả nợ 30 ngày.
  • Nhóm các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do mất khả khả năng trả lãi.

4) Nhóm 4 (Nhóm nợ nghi ngờ mất vốn):

  • Nhóm các khoản nợ bị quá hạn từ 181 tới 360 ngày.
  • Nhóm các khoản đã điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục quá hạn trả nợ từ 30 tới 90 ngày.
  • Nhóm các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần 2.

5) Nhóm 5 (Nhóm nợ có khả năng mất vốn):

  • Nhóm các khoản nợ bị quá hạn trên 180 ngày.
  • Nhóm các khoản nợ đã điều chỉnh lại thời hạn trả nợ lần đầu nhưng tiếp tục quá hạn trả nợ hơn 90 ngày.
  • Nhóm các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn.
  • Nhóm các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán từ 3 lần trở lên.

Khi nào nợ tín dụng biến thành nợ xấu và hậu quả của việc sở hữu nợ xấu

Nợ xấu là nợ tín dụng dưới chuẩn, nghi ngờ mất vốn hay khả năng mất vốn.
Tìm hiểu kĩ về nợ xấu trước khi sự dụng thẻ tín dụng

Nợ xấu là nợ tín dụng bị xếp vào các nhóm 3, 4 và 5.

Hậu quả của việc sở hữu nợ xấu có thể kể đến như:

  • Phí trả nợ quá hạn cao, không có khả năng chi trả: Các khoản nợ quá hạn có mức tính phạt trả chậm rất cao (mức lãi suất quá hạn có thể lên đến 150%). Nợ càng lâu, lãi càng nhiều rất dễ dẫn đến mất khả năng chi trả.
  • Hồ sơ đi vay bị từ chối: Khi cá nhân có nợ bị xếp vào nhóm nợ xấu trong lịch sử tín dụng, rất khó để hồ sơ đi vay của cá nhân đó, dù là vay thế chấp hay vay tín chấp được các tổ chức tín dụng thông qua. Điều này giống như uy tín của một cá nhân bị mất đi và rất khó để khôi phục lại như ban đầu.
  • Lịch sử tín dụng xấu trong nhiều năm: Nghiêm trọng hơn việc bị từ chối cho vay là việc bị từ chối cho vay trong nhiều năm liền. Thực vậy, các thông tin tín dụng thường được lưu trữ trong 5 năm, thậm chí có thể lên đến 7 năm ở hệ thống của CIC – Cơ quản quản lý thông tin tín dụng. Vì thế, cơ hội tiếp cận nguồn vốn vay an toàn, lãi suất ưu đãi trong trong khoảng thời gian dài của bạn có khả năng cao sẽ mất đi. Điều này sẽ rất nguy hiểm khi bạn cần tiền để giải quyết chuyện cá nhân mà không có cách nào vay mượn từ tổ chức tín dụng uy tín. Một khi cùng đường và chấp nhận vay nóng với lãi suất cao, nguy cơ vỡ nợ, mất nhà mất cửa là chuyện có thể xảy ra.

Với kiến thức Ước mơ và Hạnh phúc cung cấp cho bạn về nợ tín dụng, bạn hãy biến nó thành công cụ hữu ích giúp bạn giải quyết các vấn đề cấp bách của bản thân thay vì là gánh nặng đè nặng trên vai bạn mỗi ngày nhé!

0 / 5. 0