Làm thế nào để trở thành người mua sắm thông minh? Với những cách mua sắm thông minh mà Ước mơ và Hạnh phúc chia sẻ dưới đây, bạn sẽ dễ dàng kiểm soát ngân sách chi tiêu của mình
Nhiều người có thói quen mua sắm những món đồ cần và thích. Và sau đó những bộ đồ, đôi giày hay nhiều vật dụng này lại được cất vào góc tủ với lý do “Không có dịp để dùng” hay “không hiểu tại sao lại mua chúng”. Các cửa hàng, siêu thị luôn có vô vàn cám dỗ và rút cạn hầu bao của bạn lúc nào không hay. Vậy cách mua sắm thông minh là gì? Làm thế nào để mua sắm thông minh và tiết kiệm? Lời khuyên dành cho bạn đó là hãy chú tâm hơn đến ví tiền của mình.
Nội dung
1. Đừng để bản thân bị quyến rũ
Các cửa hàng, siêu thị hiện nay đang áp dụng nguyên lý tạo ấn tượng với giác quan người mua hàng. Đó là lý do tại sao những cửa hàng quần áo luôn bật những bản nhạc vui nhộn, kích thích nhu cầu mua sắm. Hay như các khách sạn và spa luôn có hương thơm bạc hà tươi mát… Đây chính là công thức lôi kéo và “rút hầu bao” của người tiêu dùng đầy tinh tế và chuyên nghiệp.
Bởi vậy, khi đi mua sắm hãy trang bị cho bản thân một “tinh thần thép”. Đừng để tâm hồn dễ rung động trước những những mẹo này của các cửa hàng. Bởi chúng chỉ đánh vào giác quan người tiêu dùng chứ không hề cải thiện giá trị của hàng hóa.
2. Mua sắm những món đồ phù hợp
Các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng, nhóm người mua sắm gồm 2 loại: Người tự giác thấp không quá quan tâm đến phản hồi xã hội, họ mua hàng dựa trên sở thích của bản thân. Trong khi người tự giác cao sẽ chọn những thứ phù hợp.
Nói chung, bạn sẽ mua hàng thông minh hơn nếu đánh giá món đồ trên nhiều khía cạnh: Dùng để làm gì; Có tác dụng như thế nào; Có hợp với bạn hay không?…
Hãy đặt cho mình những câu hỏi trước khi đứng trước món hàng mà bạn muốn mua. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của những người trong gia đình, bạn bè. Nhưng hãy đảm bảo rằng mình là người đưa ra quyết định mua sắm thông minh cuối cùng.
3. Thỏa mãn nhu cầu bản thân
Thực phẩm, chỗ ở, quần áo… là những thứ cần thiết và không thể thiếu để duy trì cuộc sống hàng ngày. Nhưng giờ đây, khi xã hội phát triển hơn, chúng ta không chỉ cần sống mà còn cần được thỏa mãn nhu cầu về hạnh phúc, tình cảm, mong muốn.
Bởi vậy, mua những món đồ, sử dụng dịch vụ hay làm những điều khiến bạn hạnh phúc không có gì sai. Tự thưởng cho bản thân – Điều đó hoàn toàn xứng đáng. Bạn chỉ cần chú ý với khoản chi tiêu sẽ bỏ ra phải thật sự phù hợp với ngân sách của mình.
4. Mang đủ ngân sách cần thiết
Bạn không thể tiêu tiền nếu không có. Bởi vậy, cách mua hàng thông minh chính là lên kế hoạch và chỉ mang đủ lượng tiền mặt cần thiết.
Khi bạn đã mua được những món đồ dự kiến, số tiền sẽ hết. Và tất nhiên, lúc này bạn không thể tiêu tiền cho những món đồ khác, mặc dù thật sự rất thích chúng.
5. Mua hàng với số lượng lớn
Mua số lượng lớn bao giờ cũng rẻ hơn – Đây là cách được nhiều nhãn hàng, thương hiệu áp dụng. Thay vì phải mất thời gian mua những món đồ cần thiết như kem đánh răng, giấy ăn, gạo … hàng tuần, hàng tháng, bạn nên tích trữ chứng để dùng dần.
Hãy lên danh sách những thứ cần sử dụng hàng ngày và chọn thời điểm thích hợp. Khi các cửa hàng giảm giá, sale… bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền không hề nhỏ phục vụ cho những mục đích khác. Đây đích thị là cách mua sắm thông minh mà bạn nên thực hiện.
6. Đăng ký chương trình giảm giá và thẻ khách hàng thân thiết
Vào những dịp đặc biệt như kỷ niệm, lễ tết, các cửa hàng, siêu thị thường áp dụng các chương trình giảm giá, tặng voucher… Đừng bỏ lỡ cơ hội vàng để mua sắm tiết kiệm này.
Bạn có thể tìm kiếm các thông tin sale của nhãn hàng trên facebook, website và hỏi họ về thời gian, điều kiện để tham gia… Thông thường, người tiêu dùng có thể dễ dàng đáp ứng các yêu cầu của nhãn hàng để nhận được các voucher. Với những phiếu giảm giá này, bạn sẽ được giảm 5-50% hoặc trừ tiền trực tiếp vào tổng thanh toán cho lần sau.
Cách mua sắm thông minh là nguyên tắc quan trọng và hàng đầu neus bạn muốn tiết kiệm và quản lý ngân sách một cách khoa học. Thay vì chạy theo số đông, mua những món đồ không thật sự cần thiết, hãy trở thành người tiêu dùng thông thái làm chủ quyết định mua hàng của bản thân.