4 cách thắt chặt chi tiêu để trả nợ

2559

Nếu bạn đang lo nghĩ về cách tiết kiệm tiền để trả nợ hiệu quả thì không thể bỏ qua 4 cách tiết kiệm sau. Những cách này không những giúp bạn có được nguồn tài chính ổn định để trả nợ mà còn có thể đáp ứng được chi tiêu trong gia đình. Tìm hiểu ngay nhé!

Nếu bạn hoàn toàn không có một nguồn thu nhập khác để đắp vào những khoản nợ thì bạn buộc phải nghĩ ra cách tiết kiệm tiền để trả nợ. Có một điều không thể phủ nhận rằng, việc tiết kiệm trong cuộc sống hiện nay thực sự rất khó. Nhu cầu sống của chúng ta hiện nay đang ngày một cao lên để có thể khỏa lấp đi những áp lực trong công việc. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ phải chi tiêu nhiều hơn. Nếu bạn biết cách cân đối hợp lý thì có thể tiết kiệm được một khoản phòng thân. Còn nếu không thì bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng nợ nần. Vậy làm thế nào để có thể chấm dứt được chuyện này? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

1. Đặt giới hạn chi tiêu hằng ngày

Đặt ra giới hạn chi tiêu hằng ngày
Đặt ra giới hạng hàng ngày để hạn chế chi tiêu.

Rất dễ để biết được hằng ngày chúng ta chi tiêu bao nhiêu tiền. Nhưng rất khó để chúng ta có thể duy trì ngân sách chi tiêu hằng ngày một cách đều đặn. Bởi vì khi bạn đi làm, đôi khi bạn sẽ phải tiêu tiền cho rất nhiều vấn đề. Đó không chỉ đơn thuần là một cốc cà phê sáng, một bữa cơm buổi trưa hay là một ly trà sữa buổi chiều. Đôi khi bạn sẽ phải chi tiền cho những hoạt động khác, và những khoản chi này hầu hết là những khoản đột xuất. Chính vì thế, liệu giải pháp đặt ra một giới hạn chi tiêu nào đó có khiến bạn khó xử hay không?

Trên thực tế, bạn nên xác định được đâu là những khoản chi tiêu cho bản thân, đâu là những khoản chi vì mục đích công việc. Và việc bạn đặt ra giới hạn chi tiêu hằng ngày chính là việc đặt ra giới hạn chi tiêu cho bản thân. Giả sử hàng ngày, tổng tất cả các khoản chi cho ăn uống, cà phê, xăng xe của bạn là 100.000 đồng, nếu bạn đang mắc nợ thì liệu bạn có thể giảm các khoản chi tiêu này xuống còn 60 hoặc 70.000 đồng? Điều đó hoàn toàn không hề khó. Hãy đặt ra trước cho mình một mục tiêu tiết kiệm chi tiêu và từng bước một thực hiện.

2. Tận dụng những món “handmade”

Khi bạn cảm thấy tiếc nuối với mỗi đồng tiền chi ra nhằm phục vụ nhu cầu của mình thì lúc đó bạn sẽ nghĩ ra được cách tiết kiệm thêm tiền để trả nợ. Quay lại với vấn đề chi phí cuộc sống, hãy thử tự mình tính toán xem đối với những gì bạn mua hằng ngày so với khi bạn tự làm thì phương án nào sẽ tiết kiệm hơn. Hầu hết chúng ta chi tiêu cho nhu cầu ăn uống hàng ngày là nhiều. Vậy thì tại sao bạn không chế biến nó ngay tại nhà? Thay vì bạn mua một cốc cà phê với giá khoảng từ 20.000 đến 30.000 đồng/ngày, ăn một bữa trưa với giá từ 30.000 đến 50.000/suất, hãy bắt đầu tự tay làm và mang theo mình. Đó là cách tiết kiệm tiền hiệu quả không chỉ giúp bạn có thể trả được nợ mà còn giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi tiêu không nhỏ đấy.

3. Luôn ghi chép các khoản chi tiêu một cách cẩn thận

Ghi chép các khoản chi tiêu một cách cẩn thận
Hãy ghi chép lại những khoản chi tiêu trong ngày để kiểm soát hoặc xem xét những khoản chi không hợp lý.

Nếu bạn đang trong thời gian trả nợ thì việc ghi chép lại các khoản chi tiêu là rất quan trọng. Bởi vì như thế bạn sẽ biết mình chi tiêu thâm hụt trong những khoản nào, và làm cách nào để có thể bù đắp vào được trong những khoản phải trả đó.

Hiện nay, có rất nhiều cách để bạn có thể ghi chép các khoản chi tiêu này của mình. Nếu bạn không ghi chép bằng sổ tay thông thường thì bạn có thể dùng những ứng dụng trên điện thoại. Các ứng dụng này khá thông minh, chúng có thể phân tích được tình hình tài chính của bạn và gợi ý cho bạn chi tiêu một cách khoa học hơn đấy.

4. Luôn nhớ nguyên tắc “trả nợ trước – chi tiêu sau”

Trên thực tế cũng có những lời khuyên tài chính cho rằng bạn nên chi tiêu trước rồi dành phần dư ra để trả nợ. Nhưng có những người thậm chí không thể tiết kiệm được một khoản tiền nhất định hằng tháng để trả nợ vì rất nhiều lý do khác nhau. Và để khắc phục triệt để điều đó, bạn hãy luôn nhớ đến nguyên tắc “trả nợ trước – chi tiêu sau”. Đối với bất kỳ nguồn thu nhập nào hằng tháng, bạn nên trích ra một khoản nhất định để trả nợ và phải lập tức trả ngay. Và với khoản thu nhập còn lại, bạn sẽ bắt đầu lập kế hoạch ngân sách chi tiêu hằng ngày như là cách 1.

Tiết kiệm tiền để trả nợ vốn không phải là một điều đơn giản. Nó cần ở bạn sự kiên định và luôn nỗ lực vì mục tiêu trả nợ. Một khi bạn đã hoàn tất việc trả nợ của mình rồi, bạn sẽ thấy mọi thứ như đơn giản hơn rất nhiều. Chúc bạn có thể trả nợ thành công!

0 / 5. 0