4 rủi ro tiềm ẩn của cho vay ngang hàng tại thị trường Việt Nam

2177
Peer To Peer

Cho vay ngang hàng là một hình thức tín dụng đang nở rộ tại Việt Nam thời gian gần đây. Bên cạnh những ưu điểm, hình thức này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nguy hiểm. Cùng tìm hiểu về chúng trong bài viết dưới đây.

Thế nào là cho vay ngang hàng?

Cho vay ngang hàng (tiếng Anh: Peer-to-peer lending, hay P2P) là hình thức vay tiền của các cá nhân hoặc doanh nghiệp thông qua phương thức trực tuyến (online). Các ngân hàng truyền thống sử dụng khoảng chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay để chi trả các chi phí để vận hành hệ thống. Đối với cho vay ngang hàng, những chi phí này không tồn tại. Nhờ vậy lãi suất cho vay sẽ thấp hơn. Các bên chỉ cần trả một số tiền hoa hồng cho các nền tảng P2P trực tuyến. Đây là những ưu điểm nổi bật khiến hình thức này ngày càng phổ biến. Tuy nhiên, cho vay ngang hàng cũng đang nảy sinh nhiều rủi ro tiềm ẩn. Chúng ta sẽ tìm hiểu ngay sau đây.

cho vay ngang hàng
Mô hình cho vay ngang hàng (P2P).

Những rủi ro tiềm ẩn của hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Nam

1. Rủi ro về mặt pháp lý

Nhiều nước hiện nay chưa có những quy định pháp lý rõ ràng đối với hình thức cho vay ngang hàng. Đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Tương tự như tiền ảo, Việt Nam vẫn chưa chính thức công nhận tính pháp lý của cho vay P2P. Vì vậy mà các nhà cung cấp dịch vụ có thể đối mặt với rủi ro từ các cơ quan pháp luật. Chẳng hạn như họ có thể bị cấm hoặc hạn chế hoạt động cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Khi đó, quyền lợi của các nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng. Trong khi cơ chế để giải quyết những vấn đề này vẫn chưa được xây dựng và hoàn thiện.

Rui Ro Ve Mat Phap Ly Khi Vay
Tương tự như tiền ảo, Việt Nam vẫn chưa chính thức công nhận tính pháp lý của cho vay P2P.

2. Rủi ro mất khả năng thanh toán của các nền tảng P2P

Các nền tảng P2P cần phải có những quy định cụ thể nhằm đảm bảo việc trả nợ của người đi vay diễn ra bình thường. Hơn hết điều này không phụ thuộc vào việc nền tảng đó có khả năng thanh toán hay không. Ở một mức độ nhất định, điều này sẽ bảo vệ người cho vay. Tuy nhiên không ai nói trước được điều gì. Nếu một nền tảng P2P mất khả năng thanh toán thì điều này sẽ gây ra những rắc rối không nhỏ đối với người cho vay. Những tổn thất cũng từ đó mà sinh ra.

3. Rủi ro lừa đảo

Lừa đảo là một loại rủi ro nghiêm trọng và phổ biến của hình thức cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Về cơ bản, các nền tảng phải thực hiện theo cam kết của họ. Nhưng hiện nay, nhiều nền tảng P2P tại Việt Nam có những dấu hiệu lừa đảo rõ ràng. Chúng rất đa dạng và phong phú. Có thể kể đến một số hình thức như:

  • Nhà cung cấp dịch vụ mập mờ về vai trò của mình: Nhiều nền tảng P2P tại Việt Nam đang hoạt động như một tổ chức huy động vốn. Sau đó họ dùng số tiền đó để cho bên thứ 3 vay.
  • Cấu kết cùng người đi vay lập các hồ sơ giả để chiếm đoạt tài sản của người cho vay.
  • Sử dụng tiền của nhà đầu tư cho các mục đích khác không đúng với mục đích vay ban đầu
  • Khớp nối kỳ hạn của khoản vay không đúng nguyên tắc

Những chiêu trò đảo kể trên hoàn toàn có thể và đã từng xảy ra ở Việt Nam. Chúng càng nguy hiểm hơn trong bối cảnh các quy định pháp lý còn lỏng lẻo. Đồng thời hiểu biết của cả người cho vay và đi vay còn hạn chế như hiện nay.

cho vay ngang hàng tại Việt Nam
Những chiêu trò lừa đảo có thể khiến cả người cho vay và người đi vay lâm vào tình trạng khốn đốn.

4. Rủi ro về an ninh mạng

Tương tự như rủi ro lừa đảo, rủi ro về an ninh mạng đang khiến mô hình cho vay ngang hàng gặp nhiều tai tiếng tại nước ta. Trên thế giới, trong một cuộc khảo sát, 51% nền tảng P2P được hỏi đã cho rằng an ninh mạng là một trong những yếu tố hàng đầu gây ảnh hưởng xấu đến lĩnh vực này. Lý do cũng rất dễ hiểu. Toàn bộ ngành công nghiệp P2P hoạt động trên môi trường trực tuyến. Đây chính là mảnh đất màu mỡ để tội phạm mạng kiếm tiền phi pháp.

Cho vay ngang hàng tạo Việt Nam
Các giao dịch cho vay P2P trực tuyến tại Việt Nam tiềm ẩn nhiều rủi ro về an ninh mạng.

Ngoài ra còn nhiều rủi ro khác tiềm ẩn trong các hoạt động của cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Điển hình như trốn thuế, rửa tiền hay ăn cắp thông tin cá nhân. Những rủi ro này rất nguy hiểm. Chúng có gây bất ổn về kinh tế và xã hội nếu không được phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời.

Tuy có nhiều ưu điểm nổi trội, nhưng không thể phủ nhận rằng cho vay ngang hàng tại Việt Nam hiện đang tiềm ẩn nhiều rủi ro. Hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều biện pháp từ các bên liên quan để hạn chế tối đa những rủi ro đó.

4 / 5. 1