Vấn đề tài chính gia đình chính là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây nên mâu thuẫn, từ đó dẫn đến ly hôn. Vậy làm thế nào để luôn giữ được hạnh phúc gia đình? Làm thế nào để tài chính gia đình luôn vững mạnh? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Nội dung
1. Nắm được tình hình tài chính gia đình hiện tại
Điều đầu tiên các cặp đôi mới cưới cần làm đó chính là nắm bắt được tình hình tài chính gia đình hiện tại. Để từ đó lập kế hoạch chi tiêu, đồng thời thỏa thuận xem ai sẽ là người “cầm quỹ” trong nhà.
Các bạn hãy liệt kê các khoản tiền hiện đang có, như tiền mừng cưới, của hồi môn…Tiền lương trung bình hàng tháng của cả hai để biết được hiện tại cả 2 vợ chồng đang có bao nhiêu tiền. Sau đó hãy liệt kê đến những khoản nợ, chi phí sinh hoạt thường ngày như : nhà ở, ăn uống, tiền điện, tiền nước…
Khi đã nắm bắt được tình hình tài chính gia đình hiện tại, thì các bạn hãy căn cứ vào đó để lập kế hoạch chi tiêu sao cho hợp lý.
2. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính gia đình
Sau khi đã nắm bắt được tình hình tài chính hiện tại thì các cặp đôi cần nhanh chóng lập kế hoạch chi tiêu. Cần có kế hoạch chi tiêu trong tuần, trong tháng, trong năm. Thậm chí trong thời gian lâu dài như 10 năm, 20 năm. Việc này cần sự thống nhất đến từ cả vợ và chồng, tránh gây nên tranh cãi về tiền bạc.
Không chỉ giúp tránh những tranh cãi không đáng có trong gia đình. Lập kế hoạch chi tiêu tài chính gia đình còn giúp các bạn dễ dàng xác định mục tiêu để phấn đấu hơn. Các cặp vợ chồng cần lập kế hoạch xem mỗi tháng 2 vợ chồng sẽ chi tiêu hết bao nhiêu, tiết kiệm được bao nhiêu. Trong bao lâu thì 2 vợ chồng sẽ có em bé. Sau khi có em bé thì hàng tháng sẽ chi tiêu hết bao nhiêu. Hoặc xa hơn nữa là kế hoạch mua nhà, trả góp nhà hàng tháng hay trả nợ sau khi mua nhà…
3. Thành lập các quỹ tiền riêng biệt
Việc thành lập các quỹ tiền riêng biệt là điều vô cùng quan trọng. Nó không chỉ giúp chúng ta không bị chi “quá lố” trong chi tiêu. Đồng thời giúp việc quản lý tài chính gia đình trở nên dễ dàng hơn. Các bạn nên chia tiền thành 3 quỹ khác nhau :
- Quỹ tiền chi tiêu hàng ngày
Quỹ tiền chi tiêu hàng ngày là các loại tiền dùng để trang trải cho cuộc sống thường nhật. Bao gồm: tiền điện, tiền nước, tiền nhà, tiền tiêu vặt của 2 vợ chồng, tiền ăn, tiền hiếu hỉ, chi phí học tập cho con…
- Quỹ tiền chi tiêu khi có việc khẩn cấp
Quỹ tiền chi tiêu khi có việc khẩn cấp là quỹ tiền vô cùng quan trọng. Bởi trong cuộc sống luôn có những lúc chúng ta gặp việc không may. Có những lúc đau ốm, tai nạn, đồ vật có giá trị trong nhà bị hỏng…thậm chí là mất việc. Vì vậy việc dự phòng 1 quỹ tiền chuyên dành cho các trường hợp khẩn cấp là điều vô cùng quan trọng. Nó cần thiết để không gây ảnh hưởng lớn tới tài chính gia đình.
- Quỹ tiết kiệm
Quỹ tiết kiệm là một loại quỹ hầu như gia đình nào cũng phải có. Tuy nhiên tiết kiệm như thế nào? Quản lý và sử dụng quỹ tiết kiệm như thế nào? Thì lại không phải là điều đơn giản.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất thì các bạn nên chia quỹ tiết kiệm thành nhiều quỹ tiết kiệm nhỏ hơn. Các bạn có thể dùng quỹ tiết kiệm nhỏ để gửi ngân hàng, để đầu tư chứng khoán. Thậm chí là mua bảo hiểm hưu trí hoặc mua đất, mua nhà. Đây cũng là 1 trong những cách tiết kiệm hiệu quả và lâu dài.
4. Hạn chế chi tiêu bất hợp lý
Chi tiêu bất hợp lý là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng nhất đến sự vững mạnh của tài chính gia đình. Các bạn luôn có một khoản tiết kiệm nhưng sự chi tiêu bất hợp lý cũng sẽ khiến tiền “không cánh mà bay”. Bởi vậy cả 2 vợ chồng cần cân nhắc mỗi khi chi ra một khoản tiền lớn. Khi thấy vợ hoặc chồng mua đồ không cần thiết cũng cần nhắc nhở. Để hạn chế các thói quen xấu như “vung tiền qua cửa sổ”, nhằm ổn định tài chính.
Có thể bạn quan tâm:
- Hướng dẫn theo dõi chi phí chi tiêu của bạn một cách chi tiết
- Làm thế nào để chi tiêu có nguyên tắc?
Tài chính gia đình vững mạnh sẽ góp phần xây dựng một gia đình hạnh phúc hơn. Vì vậy các cặp vợ chồng mới cưới nên cùng nhau thực hiện những thay đổi tích cực. Cùng nhau chi tiêu hợp lý và quản lý tài chính gia đình để không còn phải đau đầu vì “tiền”. Mỗi khi có việc khẩn cấp xảy ra cũng có những biện pháp giải quyết nhanh nhất cũng như tránh những cuộc cãi vã không đáng có vì “đồng tiền”.