Phương pháp quản lý tài chính cá nhân bằng excel đơn giản dễ áp dụng

1331

Quản lý tài chính cá nhân bằng excel là phương pháp đơn giản giúp bạn kiểm soát và cân bằng được chi tiêu và tiết kiệm hợp lý cho bản thân và gia đình. Cập nhật ngay kỹ năng này nếu bạn vẫn đang loay hoay trong việc quản lý tài chính cá nhân nhé!

Quản lý tài chính cá nhân bằng Excel là phương pháp quản lý tài chính linh hoạt, dễ thực hiện lại cực kỳ hữu ích vì nó có thể hỗ trợ các bước tính toán chi phí, chi tiêu, thu nhập, tiền để dành phức tạp trong nháy mắt. Ngoài ra, khi muốn thay đổi bất kỳ một mục nào, bạn chỉ cần cập nhật một lần, các chi phí liên quan khác sẽ được cập nhật tự động, bạn không còn phải ngồi tính toán lại vất vả như phương pháp quản lý viết tay truyền thống.

Hướng dẫn chi tiết quản lý tài chính cá nhân bằng Excel

Đừng lo lắng nếu bạn không thành thạo sử dụng Excel cơ bản, bài viết sẽ hướng dẫn rất chi tiết và dễ hiểu nhất để tất cả mọi người có thể áp dụng. Tất cả mọi thứ bạn cần là một chiếc máy tính có cài đặt sẵn phần mềm Microsoft Excel.

Bước 1: Tạo bảng Excel

Mở phần mềm Excel và chọn tạo một trang tính mới

Tạo bảng quản lý tài chính cá nhân đơn giản bằng Excel dễ dàng

Bước 2: Tạo cột thu nhập và chi tiêu

Bảng tính cần phải có thông tin tài chính để tính toán các số liệu cho ngân sách của bạn. Đối với quản lý tài chính cá nhân bằng excel đơn giản, chúng ta cần đưa ra các số liệu cho “mức thu nhập hàng tháng” và “mức chi tiêu hàng tháng” (tất cả các chi phí). Excel sẽ tính toán tổng thu nhập và chi tiêu cho bạn chỉ trong một cái click chuột.

Bước 3: Nhập thu nhập theo tháng

Liệt kê các khoản thu nhập bạn theo hàng ngang, ví dụ: tiền lương, lương làm thêm ngoài giờ, tiền thưởng, trợ cấp, lương hưu,… Lên kế hoạch những tháng mà bạn muốn quản lý tài chính để tiện theo dõi. Nhập mỗi tháng vào một ô riêng theo cột dọc và nằm trên một hàng của bảng tính.

Bước 5: Nhập chi tiêu theo tháng

Nhập các khoản chi tiêu trong tháng của bạn tương tự như các khoản thu (nhập cùng một cột dọc với các khoản thu). Các khoản chi tiêu bạn cần liệt kê như tiền thuê nhà hoặc thanh toán thế chấp, các hóa đơn điện nước mạng, chi tiêu cho mua sắm, chi tiêu cho giải trí, và quan trọng hơn hết đừng quên khoản chi tiết kiệm nhé!

Bước 6: Tính tổng thu nhập

  • Khi bạn đã nhập đầy đủ các khoản thu và các khoản chi trong tháng vào bảng tính của mình, bạn có thể bắt đầu thực hiện các phép tính để khi bạn đưa vào số liệu thì Excel sẽ tự động tính toán và cập nhật lại các khoản tiền để bạn dễ dàng tính toán tài chính.
  • Nhấp vào ô trống bên phải kế bên ô “Tổng Thu” để đặt câu lệnh tính tổng của Excel.
  • Sau đó, nhấp mục AutoSum trong thanh Menu nằm ngang bên trên của màn hình phần mềm Excel.
  • Nhấp và kéo vào các ô mà bạn muốn được tính tổng thu trong các khoản thu. Khi đó bạn sẽ thấy các ô được tô màu sáng nổi bật hơn và bấm Enter trên bàn phím.

Nhập công thức tính tiền Thu – Chi vào bảng

Bước 10: Tính tổng chi tiêu

Bây giờ bạn cần thực hiện cộng các khoản chi trong tháng vào ô “Tổng Chi”. Chú ý không nên copy lại công thức từ ô “Tổng Thu” vì có thể số lượng các khoản thu và số lượng các khoản chi không bằng nhau, dẫn đến sai công thức. Để thực hiện bước này, việc cần làm là bạn cũng click chọn ô bên phải của Tổng Thu, sau đó click chọn AutoSum trong thanh Menu và chọn các khoản chi muốn cộng. Chúng sẽ được tô sáng nổi bật để bạn nhìn rõ, khi đã chọn xong bạn nhấn Enter để hoàn thành.

Bước 12: Tính khoản dư hay thiếu hụt mỗi tháng

Để biết sự chênh lệch giữa các khoản thu nhập và các khoản chi phí của mình, bạn cần tạo một dòng riêng đặt tên “Số Tiền Dư”. Sau đó click chọn ô bên phải của ô số tiền dư và gõ dòng lệnh sau: = “Click vào ô tổng tiền các khoản thu” phím dấu trừ (-) “Click vào ô tổng tiền các khoản chi” và sau đó Enter. (Lưu ý nếu giá trị là dương thì đó chính là số tiền dư của bạn, còn nếu giá trị là âm thì bạn đã sử dụng lố số tiền đó so với tổng thu nhập)

Nhập công thức tính số tiền dư trong tháng vào bảng

Bước 13: Sao chép cho một loạt các tháng tiếp theo

Bạn đã hoàn thành xong một tháng, giờ bạn hãy sao chép công thức tính các tổng tiền đó vào các tháng sau bằng lệnh Copy – Paste đơn giản.

Bước 14: Chỉnh sửa lần cuối

Bây giờ, bạn chỉ cần thêm đầy đủ số liệu cho thu nhập và chi tiêu cụ thể hàng tháng (hàng năm) của mình để quản lý tài chính cá nhân bằng Excel. Bạn cũng có thể sử dụng các chức năng định dạng như in đậm, in nghiêng, tô màu (tùy ý của bạn) để làm cho bảng tính ngân sách nổi bật rõ ràng hơn.

Như vậy chỉ với vài bước đơn giản mà chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết bên trên, bạn có thể lập bảng quản lý tài chính cá nhân bằng Excel đơn giản nhất mà không cần phải thành thạo các phần mềm. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp được bạn trong việc lập kế hoạch tài chính rõ ràng.

0 / 5. 0