Cách quản lý tài chính thông minh để lập quỹ nghỉ hưu cho người trẻ

1298

Khoản tiền nghỉ hưu đủ để đảm bảo nhu cầu vật chất và tinh thần khi về già thường khá lớn, do đó, sẽ không là quá sớm để học cách quản lý tài chính thông minh tạo quỹ nghỉ hưu ngay từ khi còn trẻ.

1. Xác định mục tiêu tài chính

Trước tiên, điều quan trọng là bạn cần có mục tiêu tài chính để dễ theo dõi kế hoạch tích lũy. Thông thường, một người lúc nghỉ hưu cần số tiền từ khoảng 60 – 75% thu nhập khi còn làm việc. Nếu bạn có thu nhập trung bình là 300 triệu/năm có nghĩa bạn phải tích lũy đủ 180 – 200 triệu/năm để đảm bảo an nhàn và thoải mái về vật chất suốt những năm nghỉ hưu.

cách quản lý tài chính thông minh cho tương lai
Hãy tính toán để lập ra mục tiêu tài chính cho “tuổi già”.

Bạn cũng cần xác định thời gian mục tiêu cho việc nghỉ hưu. Nếu bạn đang 30 tuổi và muốn ngừng làm việc lúc 55 tuổi với 3 tỉ trong tài khoản. Bạn phải áp dụng những cách quản lý tài chính thông minh để tích lũy trong 20 năm. Nếu thu nhập của bạn khoảng 300 triệu/năm, bạn cần chi tiêu tiết kiệm hoặc tìm cách tăng thu nhập sao cho tổng tích lũy mỗi năm từ 50% thu nhập. Để tăng thu nhập hoặc biết cách quản lý tài chính hiệu quả, bạn có thể làm theo những cách dưới đây.

2. Gửi tiết kiệm lãi gộp dài hạn

Trong nhiều cách quản lý tài chính thông minh, gửi tiết kiệm là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều người nếu họ không muốn đầu tư hoặc lo ngại rủi ro. Nếu điều kiện tài chính của bạn đang ổn định, bạn có thể cân nhắc phương pháp tiết kiệm lãi gộp (lãi dồn gốc) trong dài hạn để khả năng sinh lãi cao nhất. Bạn chỉ cần gửi tiết kiệm có kỳ hạn theo phương pháp tính lãi kép, sau đó đến cuối kỳ sẽ không rút lãi và tiếp tục tiết kiệm, đến khi nghỉ hưu bạn sẽ bất ngờ về số tiền trong tài khoản.

Ví dụ: Giả sử, bạn gửi 20 triệu vào tài khoản tiết kiệm với lãi suất là 10%, kỳ hạn 1 năm. Sau 1 năm, bạn rút lấy lãi 2 triệu vào cuối kỳ và tiếp tục gửi tiền gốc 20 triệu, số tiền sau 2 năm chỉ là 24 triệu đồng.

Nhưng nếu bạn chọn tiết tiết kiệm lãi dồn gốc, đến kỳ hạn mà không rút lãi, tiền lãi sẽ gộp vào tiền gốc và tiếp tục tính lãi, số tiền bạn có sau 2 năm là 24.200.000 đồng. Đây là cách quản lý tài chính thông minh mà bạn có thể áp dụng nếu dòng thu chi không quá biến động.

3. Liên tục tìm cách tăng thu nhập

Tỷ phú Warren Buffet từng chia sẻ: “Đừng bao giờ phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất”. Bên cạnh những cách quản lý tài chính thông minh, người giàu luôn luôn tìm cách tăng thêm nguồn thu bằng cách đầu tư tài chính, thời gian hoặc sức lao động. Bạn cũng vậy! Nếu chỉ dựa vào một nguồn thu và gửi tiết kiệm sau chi tiêu, bạn sẽ khó đạt được mục tiêu tài chính khi bắt đầu nghỉ hưu. Vì vậy, hãy tích cực làm việc hoặc đầu tư tài chính để tăng thu nhập cá nhân.

cách quản lý tài chính thông mình cho giai đoạn nghỉ hưu
Hãy liên tục tìm cách tăng thu nhập khi còn trẻ.

Nếu không đủ kiến thức và ngại mạo hiểm, bạn nên làm việc nhiều hơn thay vì đầu tư tài chính. Bạn có thể làm thêm công việc ngoài giờ hoặc kinh doanh online tại gia, kiếm tiền online,… Lưu ý là bạn nên cân đối thời gian và sức khỏe để đảm bảo làm tốt công việc chính.

4. Thanh toán dứt điểm các khoản nợ

Không ai muốn sau khi nghỉ hưu vẫn phải làm việc để trả nợ. Những khoản nợ luôn ảnh hưởng đến kế hoạch tài chính của bạn, bởi bất kỳ khoản nợ nào cũng có lãi suất. Vì vậy, bạn nên lên kế hoạch trả nợ ngay để tăng tốc thời gian hoàn tất thanh toán các khoản nợ.

cách quản lý tài chính thông minh cho tuổi nghỉ hưu
Ưu tiên thanh toán các khoản nợ trước khi tiết kiệm.

Số tiền hiện có trong tài khoản và không còn nợ mới thật sự là tiền của bạn. Nếu không đầu tư và kinh doanh, chỉ có những khoản nợ cho chi tiêu, mua sắm thì bạn cần ưu tiên cho việc trả nợ trước kế hoạch tiết kiệm dài hạn.

Những cách quản lý tài chính nêu trên sẽ giúp bạn dành dụm số tiền cho quỹ lương hưu đáng kể để nghỉ hưu sẽ là giai đoạn nghỉ ngơi ý nghĩa và an nhàn thực sự sau quãng thời gian cống hiến và làm việc hết mình. Áp dụng ngay nhé!

0 / 5. 0