15 vấn đề tài chính cần chuẩn bị trước khi đón con đầu lòng

1348
Van De Tai Chinh Khi Co Con

Háo hức chuẩn bị cho sự chào đời của em bé? Nhưng khoảng thời gian chuẩn bị sinh lại chính là lúc bạn nên bắt đầu ước tính các chi phí y tế, kế hoạch nghỉ phụ sản và ngân sách cho sự chào đời của thiên thần nhỏ của bạn. Cùng tìm hiểu những vấn đề tài chính bạn cần chuẩn bị nhé!

Việc chuẩn bị đón em bé chào đời không chỉ dừng lại ở mua sắm quần áo hay ngắm nhìn các bức hình siêu âm dễ thương, quá trình này cần đến các kế hoạch tài chính và ngân sách cần thiết. Bài viết sẽ liệt kê những vấn đế tài chính quan trọng nhất để giúp bạn hình dung và chuẩn bị chu đáo từ khi mang thai đến những năm đầu tiên của trẻ. Bao gồm từ ước tính chi phí kinh kế, lên kế hoạch nghỉ phụ sản, đến lên ngân sách cho việc chào đón em bé. 

Việc lập ra một danh sách những vấn đề tài chính cần làm trước khi em bé chào đời và trong những tuần đầu tiên có thể sẽ làm bạn choáng vì quá tải, nhưng có được một bức tranh tổng quát và chuẩn bị một số bước quan trọng trước sẽ giúp hành trình của bạn dễ dàng hơn. 

vấn đề tài chính cần chuẩn bị trước khi đón con đầu lòng
Chuẩn bị chào đón thành viên mới với một kế hoạch tài chính cụ thể.

Lên kế hoạch trước khi sinh

1. Hiểu rõ mức bảo hiểm y tế cá nhân và dự trù chi phí cần thiết:

Việc sinh con sẽ yêu cầu một khoản chi phí lớn, ngay cả khi có sự hỗ trợ từ bảo hiểm thai sản. Bạn nên dự trù kinh phí này trong giai đoạn đầu thai kì, tham khảo các thông tin có sẵn để nắm rõ mức phí cho chăm sóc sản phụ, chi phí sinh con và đỡ đẻ, và các chi phí phát sinh khác.

2. Lên kế hoạch nghỉ phụ sản

Bạn và ông xã có bao nhiêu thời gian nghỉ phép có lương trong giai đoạn em bé chào đời sẽ có vai trò lớn trong kế hoạch tài chính gia đình trong năm. Hiểu rõ các chính sách nghỉ thai sản của công ty và chính quyền địa phương sẽ giúp bạn nắm rõ và dự trù tài chính cho gia đình. 

3. Phác thảo ngân sách trước khi em bé chào đời

vấn đề tài chính cần chuẩn bị trước khi đón con đầu lòng
Lên danh sách những thứ cần trang bị cho thành viên mới của gia đình.

Một khi hiểu được những khoản cần chi, bạn có thể lên kế hoạch dự trù ngân sách cho những tháng sắp đến, và lên danh sách những thứ cần trang bị cho thành viên mới của gia đình. Có em bé đi kèm với nhiều khoản chi khác nhau, nên có được một ngân sách và mức chi tiêu hợp lí là cực kì quan trọng, cân nhắc chọn mua các món hàng đã qua sử dụng như xe đẩy em bé, nôi sẽ giúp bạn giới hạn chi tiêu trong việc chọn mua các đồ dùng cần thiết hay xa xỉ.

4. Lên kế hoạch cho giai đoạn sau khi em bé chào đời

Chi phí cho bỉm sữa, dịch vụ giữ trẻ (nếu sử dụng) sẽ ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của gia đình trong vòng những năm sắp đến. Nếu bạn lên kế hoạch ngay bây giờ, sẽ tránh khỏi bất ngờ và áp lực về sau. 

vấn đề tài chính cần chuẩn bị trước khi đón con đầu lòng
Nếu bạn lên kế hoạch ngay bây giờ, sẽ tránh khỏi bất ngờ và áp lực về sau. 

5. Chọn khám thai sản định kì ở cơ sở y tế liệt kê trong bảo hiểm của bạn

Lần khám thai sản đầu tiên sẽ diễn ra trong một vài tuần đầu của thai kì, tốt nhất bạn nên chọn cho mình bác sĩ và cơ sở y tế phù hợp. Lấy ý kiến từ gia đình và bạn bè, liện hệ các phòng khám và cơ sở y tế gần nhà để hiểu và lựa chọn đúng. Trong quá trình này, đừng quên kiểm tra nêú cơ sở này nằm trong danh sách liệt kê từ bảo hiểm y tế hay bảo hiểm thai sản của bạn để tránh chi phí cao ngoài mức bảo hiểm. 

6. Lập hoặc kiểm tra quỹ dự phòng

Nếu bạn không có sẵn một quỹ dành cho những trường hợp khẩn cấp, bây giờ là lúc thích hợp để bắt đầu. Sinh và nuôi dưỡng em bé sẽ phát sinh nhiều loại chi phí không lường trước, và có sẵn một quỹ tiết kiệm lúc cần thiết sẽ giúp bạn rất nhiều. Dành dụm ít nhất sinh hoạt phí đủ cho 3 đến 6 tháng là một mức tốt để bắt đầu. 

vấn đề tài chính cần chuẩn bị trước khi đón con đầu lòng
Lên kế hoạch trước khi sinh là một bước cần thiết cho tài chính gia đình.

Khi em bé chào đời

Tất nhiên ưu tiên hàng đầu khi đến bệnh viện hiện giờ của bạn là đảm bảo em bé và mẹ được khoẻ mạnh. Nhưng cũng đừng quên một số vấn đề tài chính quan trọng khác:

7. Lập giấy khai sinh và bảo hiểm xã hội

Bệnh viện, cơ sở y tế nơi trẻ sinh ra sẽ cấp Giấy chứng sinh cho bố mẹ trẻ. Sau đó bạn cần nộp và xuất trình các giấy tờ liên quan tại UBND cấp xã, trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được cấp bảo hiểm y tế miễn phí.

Trong 30 ngày đầu tiên 

8. Thêm tên em bé vào bảo hiểm y tế cá nhân

Tuỳ theo chính sách của địa phương, công ty, hay dịch vụ bảo hiểm bạn sử dụng, bạn có thể đăng kí và thêm tên em bé vào mức bảo hiểm hiện có để phòng tránh các chi phí y tế phát sinh về sau nếu có.

9. Cân nhắc gói bảo hiểm trọn đời cho em bé

Hầu hết các bố mẹ không trông đợi hay chú tâm vào lựa chọn này, nhưng một gói bảo hiểm hợp lí hỗ trợ em bé từ lúc sinh ra đến độ tuổi truởng thành nhất định sẽ là một lựa chọn sáng suốt phòng bất trắc.

10. Bắt đầu lên kế hoạch giữ trẻ

Trong trường hợp không có sự giúp đỡ từ gia đình nội ngoại trong việc trông trẻ, lựa chọn dịch vụ giữ trẻ chất lượng và phù hợp là cực kì quan trọng. 

vấn đề tài chính cần chuẩn bị trước khi đón con đầu lòng
Bảo hiểm trọn đời cho bé giúp tránh các chi phí vượt mức.

Các tháng tiếp theo

Bạn sẽ tiếp tục hành trình làm bố mẹ trong nhiều năm sắp đến, việc có một kế hoạch cho tương lai của con là cần thiết. Kế hoạch chia tài sản? Đúng nhưng chưa đủ, có một danh sách khác bạn nên xem xét để đảm bảo sự sẵn sàng trong tài chính của gia đình cho quá trình trưởng thành của con.

11. Điều chỉnh danh sách người thụ hưởng

Nếu bạn đã có sẵn bảo hiểm trọn đời cho bản thân, cân nhắc các phương thức để thêm tên con vào danh sách thụ hưởng. Tương tự với quỹ lương hưu, bạn có thể tham khảo các dịch vụ bảo hiểm nhân thọ cũng như văn phòng luật để hiểu rõ hơn cách thức thực hiện. 

12. Bảo hiểm tai nạn

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy đảm bảo bạn có một khoản ngân sách đủ để chi trả cho bản thân và gia đình trong vài tháng đến vài năm, đề phòng các trường hợp ngoài ý muốn. 

13. Lập hoặc điều chỉnh Di chúc

vấn đề tài chính cần chuẩn bị trước khi đón con đầu lòng
Bản di chúc chỉ là một phần trong kế hoạch chia tài sản, nhưng là một điểm tốt để bắt đầu.

Cuộc sống có nhiều điều xảy ra ngoài ý muốn, và tất nhiên bạn muốn bảo vệ con mình trong những trường hợp này. Bạn có thể chọn ra người bảo hộ cho con và các hình thức bảo trợ khác. Bản di chúc chỉ là một phần trong kế hoạch chia tài sản, nhưng là một điểm tốt để bắt đầu.

Có thể bạn quan tâm: Thẻ tín dụng – Nguồn hỗ trợ tài chính an toàn, hiệu quả

14. Tiếp tục đóng góp vào tài khoản hưu kì

Khi em bé chào đời và bước vào bức tranh gia đình, bạn dễ dàng dồn hết tâm trí vào thành viên mới và quên mất các mục tiêu cá nhân cũng như các kế hoạch lâu dài. Đừng quên đóng góp vào tài khoản hưu kì của bản thân để có được sự độc lập tài chính ngay cả khi sau thời gian làm việc.

15. Đầu tư vào ngân sách giáo dục cho con

Bạn bắt đầu để dành càng sớm, bạn càng đỡ gánh nặng tài chính về dài khi em bé bắt đầu vào tuổi đến trường 

Chào đón thành viên mới vào gia đình là một quá trình tốn nhiều chi phí và trách nhiệm, đừng cố gắng hoàn thành tất cả cùng một lúc. Hãy ưu tiên giải quyết từng vấn đề tài chính lớn như chi phí bệnh viện và bảo hiểm trước nhất, và sau đó chuyển sang kế hoạch sau khi sinh và những năm đầu đời cho con. Trước khi bạn nhận ra, em bé có thể đã lớn nhanh như thổi. Vì vậy hãy làm chủ thời gian để giúp gia đình bạn nắm được thành công trong tài chính.

0 / 5. 0