6 bước đầu tư phát triển bản thân theo khả năng tài chính vốn có của bạn

2032
Tai Chinh Von Co

Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm đầu tư vào bản thân trong nguồn lực tài chính hiện có để phát triển tính cách và kĩ năng nhằm cải thiện CV, sơ yếu lí lịch của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. 

Việc dồn thời gian, tâm huyết, và tiền bạc vào các khoá học dài hạn sẽ giúp bạn thu nhận được kiến thức mới ở các lĩnh vực nhất định nhưng cũng là một bước đi khá rủi ro. Ban có biết rằng vẫn có những cáh đầu tư phát triển bản thân mà không cần phải tiêu tốn quá nhiều tài chính. Cùng tìm hiểu nhé!

1. Tạo dựng thói quen tự học

Đầu tư phát triển bản thân theo khả năng tài chính vốn có của bạn
Tạo dựng thói quen tự học.

Một trong những cách hiệu quả nhất cho việc đầu tư vào bản thân là thiết lập thói quen học tập kiến thức mới mỗi ngày, và điều quan trọng nhất của phương thức này là tính kiên trì bền bỉ kết hợp việc học tập vào một phần tất yết trong đời sống thường nhật. Cụ thể bạn cần:

  • Dành ra một khoảng thời gian nhất định cho việc tự học: nên đặt cố định 1 giờ đồng hồ mỗi ngày 
  • Tìm hiểu những đề tài có ích hay gây hứng thú: Các đề tài có ích cho chuyên nghành hay cho các kĩ năng mềm mà bạn muốn bản thân có được. 
  • Tìm cho mình một phương thức học phù hợp: Đã qua rồi giai đoạn mài đũng quần trong lớp cùng với bạn đồng môn nghe thầy cô dạy trên bảng đen. Bạn có thể tự do tìm hiểu và chủ động chọn giao diện, giảng viên, và chương trình học phù hợp. Các khoá học online, Youtube, sách nói, hay các bài chia sẻ trên Linkedin, Facebook từ các chuyên gia trong nghành. 
  • Ghi chép tay: Khi tiếp nhận các kiến thức mới, hãy cố gắng ghi chú lại bằng cách diễn giải của riêng mình, và tốt nhất nên ghi chép tay để ghi nhớ tốt hơn. 
  • Thử thách nhưng đừng để bản thân cảm thấy “ngợp”: Khi gặp phải những lý thuyết hay kiến thức không tài nào hiểu được, đừng dằn vặt bản thân mà hãy tìm một cách giải thích dễ hiểu hơn ở các nguồn khác.
  • Theo dõi tiến trình: Lập danh sách những quyển sách đã đọc hay những khoá học bạn đang theo dõi hay đã hoàn thành. Bạn sẽ hiểu hơn tốc độ tự học của bản thân và ghi nhớ những chủ đề đã học. 

2. Tập thể dục đều đặn và ăn uống lành mạnh

Đầu tư phát triển bản thân theo khả năng tài chính vốn có của bạn
Tập thể dục đều đặn và ăn uống lành mạnh.

Một thân thể khoẻ mạnh sẽ giúp bạn giải quyết tình huống, tăng cường khả năng ghi nhớ và tiếp nhận kiến thức mới tốt hơn. Mức năng lượng cao cũng giúp bạn hào hứng hơn với việc tiếp cận các kiến thức mới. Hãy đảm bảo:

  • Cũng như việc tự học, việc tập thể dục tự vận động nên được thực hiện mỗi ngày.
  • Khi tìm ra được một hoạt dộng thể chất phù hợp, dành thời gian luyện tập đều đặn hoạt động này mà không gây chấn thương.
  • Ghi chép lại tiến trình

Những thức ăn bạn cho vào cơ thể chính là nhiên liệu cho tinh thần, mức năng lượng, và sức khoẻ lâu dài. Hãy đảm bảo:

  • Tránh các thức ăn với lượng đường bổ sung cao
  • Bổ sung omega-3 vào chế dộ sinh dưỡng 
  • Tránh các thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hoà và axit béo chuyển hoá
  • Ăn nhiều rau củ và hoa quả
  • Chọn các sản phẩm nguyên chất không qua chế biến

3. Phát triển kỹ năng mềm cho bản thân mỗi ngày ở bất cứ đâu

Các kĩ năng mềm giúp ích cho đời sống thường nhật trong gia đình và tại nơi làm việc của bạn sẽ giúp bạn trở nên tự lập và tự tin hơn. Ví dụ:

Đầu tư phát triển bản thân theo khả năng tài chính vốn có của bạn
Các kĩ năng và hiểu biết giúp bạn trở thành ứng viên sáng giá.

Khi ở nhả:

  • Hãy tự làm thay vì đi thuê: Các việc như nấu thức ăn trưa đem đến văn phòng, sửa chữa ống nước, máy giặt hay các dụng cụ quanh nhà. Bạn càng tìm hiểu và tự làm, bạn càng sẽ nhận độ khả thi và không cần thuê các dịch vụ ngoài
  • Học hỏi từ Youtube hay các giao diện trực tuyến khác.
  • Tìm hiểu phương án dễ làm phù hợp với bản thân: Bạn không cần quá nhiều công cụ hay thời gian để chế biến một bữa ăn ngon, đủ chất cho bản thân. Học những công thức nấu ăn đơn giản, ít nguyên liệu sẽ là bước khởi đầu cho những người còn ngại việc tự nấu nướng.

Tại nơi làm việc:

  • Tạo thói quen ghi chú các việc cần làm vào lịch cá nhân hằng ngày. Đừng phụ thuộc vào trí nhớ vì bạn rất dễ quá tải thông tin trong quá trình làm việc bận rộn. Bạn có thể sử dụng sổ tay hay các công cụ như lịch Google, các ứng dụng trực tuyến. Ghi chép lại ngày tháng và các cuộc họp, các việc làm quan trọng.
  • Dành thời gian khi giao tiếp bằng văn bản với người khác thay vì chỉ viết qua loa. Đọc lại và kiểm tra ngữ pháp chính tả, cách trình bày của mình liệu có ngắn gọn và vào đúng vấn đề? Khi tin nhắn của bạn có ích và mang lại giá trị cho người đọc, bạn sẽ trở thành người có ích và mang lại giá trị cho công ty. 
  • Đừng ngại nắm lấy cơ hội thuyết trình và giao tiếp với các đồng nghiệp trong ngành. Hãy phát triển kĩ năng này bằng cách chủ động tham gia các chương trình kết nối (networking), bạn không cần phải trở thành bạn thân với tất cả mọi người, nhưng khả năng giao tiếp là một vũ khí cực kì quan trọng cho bất kì nghành nghề nào.

Có thể bạn quan tâm:

4. Chú trọng phát triển kiến thức chuyên môn

Luôn chú trọng bổ sung kiến thức chuyên ngành sẽ giúp bạn làm việc ngày càng trơn tru, tạo cơ hội thăng tiến cũng như tăng giá trị bản thân trong mắt sếp và các nhà tuyển dụng. Bạn có thể trau dồi kiến thức bằng những cách đơn giản sau:

  • Nắm bắt các thông tin và xu hướng mới trong nghành. Tìm đọc các bài báo, các bản báo cáo, các website chuyên môn, tham dự sự kiện và các bài thuyết trình liên quan. Nếu một chủ đề đó không quen thuộc với bạn, bạn nên đầu tư để biết thêm về chủ đề mới này. 
  • Chấp nhận những dự án đòi hỏi mức kĩ năng cao hơn mức bạn đang có. Tất nhiên là không nên quá ngoài tầm với, nhưng những cơ hội này sẽ giúp bạn thử thách bản thân và học thêm những điều bạn chưa từng đối mặt, đi kèm với việc thu nhận các kĩ năng chuyên môn mới.
  • Sử dụng liên tục các nguồn kiến thức. Nếu nơi làm việc của bạn có các thư viện nội bộ hay chính sách hỗ trợ phát triển chuyên môn, hãy tận dụng nguồn lực này. 

Đọc thêm bài viết: Làm sao tiếp cận gói hỗ trợ 0% lãi suất khi vay mua hàng trả góp?

5. Giảm stress 

Mức độ áp lực nhất định sẽ giúp bạn chú tâm tốt hơn vào những việc cần làm. Nhưng nếu lâm vào trường hợp căng thẳng do lo lắng quá mức, bạn sẽ bắt đầu phân tâm và gây ảnh hưởng sức khoẻ của chính mình. Về lâu dài, nó sẽ để lại nhiều hậu quả khó lường nên bên cạnh việc chủ động học tập, trao đổi kiến thức, bạn cũng cần chú ý giảm cường độ áp lực mỗi ngày. Đây cũng là một cách để chăm sóc, đầu tư vào bản thân. Hãy đảm bảo:

  • Dành thời gian cho việc ngủ đủ giấc, từ 7 đến 8 tiếng. 
  • Dành thời gian cho các hoạt dộng thư giãn và giải trí trong tuần dù công việc có bận rộn đến đâu chăng nữa. 
  • Luyện tập thói quen nhìn lại một ngày vừa qua. Chỉ cần một vài phút chú tâm vào những việc tích cực xảy ra trong ngày, liệt kê 5 điều bạn cảm thấy biết ơn trong cuộc sống. Hành động này sẽ giúp bạn bớt cảm giác gánh nặng áp lực. 

6. Phát triển mối quan hệ với những người xung quanh

Các mối quan hệ với những người xung quanh sẽ mang lại nhiều cơ hội học hỏi cũng như nghề nghiệp mới. Tuy nhiên việc kết nối với bạn mới không phải là điều dễ dàng khi bắt đầu đi làm, chưa kể đến việc duy trì các mối quan hệ hiện có với bạn bè và gia đình. Bạn hãy:

  • Thường xuyên cập nhật thông tin với các mối quan hệ hiện có, dù là người thên trong gia đình, bạn học đại học, hay các đồng nghiệp cũ.
  • Tham dự các sự kiện và họp mặt với những người cùng quan điểm và sở thích
  • Tạo điều kiện cho các mối quan hệ đem lại sự giúp đỡ cho đôi bên. 

Đầu tư vào bản thân không nhất thiết phải đòi hỏi một khoản tài chính lớn. Thay vào đó, việc đầu tư thời gian, tâm huyết và năng lượng sẽ mang lại các kết quả tốt hơn và rõ rệt hơn trong phát triển sự nghiệp, phát triển cá nhân, hay thân thể và sức khoẻ tinh thần của chính bạn. 

1 / 5. 4