Làm gì khi rơi vào tình huống khó khăn tài chính, mất kiểm soát?

1527

Những giai đoạn khó khăn tài chính không phải là dấu chấm hết cho hành trình chinh phục các mục tiêu tài chính lớn. Đây chính là thời điểm cần thiết để xem xét lại các hoạt động tài chính cá nhân hơn là dồn tâm trí vào cảm giác thất bại. Bài viết sẽ gợi ý, định hướng và cùng bạn vượt qua những giai đoạn khó khăn tài chính. Tìm hiểu ngay nhé!

Mục tiêu tài chính được lập ra một cách thấu đáo không những giúp bạn tiến gần hơn đến những kế hoạch lớn trong cuộc đời mà còn dễ dàng được phân bổ ra các bước thiết thực để thực hiện hằng ngày. Tuy nhiên, với mục tiêu càng lớn và dài hạn thì khả năng cao là cuộc sống của bạn sẽ thay đổi theo nhiều hướng khác nhau trước khi bạn đạt được các mục tiêu này. 

Đôi khi các thay đổi đem lại nhiều điều tích cực và đẩy bạn gần đến mục tiêu hơn, như một bước ngoặc trong sự nghiệp. Hay một số thay đổi xảy ra khiến bạn cảm thấy các mục tiêu dự định không còn có giá trị nhiều nữa, như việc sinh con khiến bạn dồn hết tâm trí chào đón thành viên mới. Nhưng những sự kiện đột ngột như bị mất việc hay tai nạn ốm đau từ người thân sẽ khiến ta nhận ra mình khó có thể thực hiện được kế hoạch đã định.

Làm gì khi rơi vào tình huống khó khăn tài chính, mất kiểm soát?

Trong những giai đoạn khó khăn, bạn có thể cảm thấy thất bại và muốn từ bỏ hẳn các kế hoạch lớn với suy nghĩ cho dù có dự tính đến mấy cũng thể theo được. Nhưng mục đích chính của việc lên kế hoạch này không chỉ là những con số hay “điểm đến” mà bạn muốn chạm tay, mà là những sự thay đổi từ bản thân và sự nâng cấp cải thiện mức thu nhập theo thời gian. Vậy bạn nên làm gì để thúc đẩy bản thân tiếp tục?

1. Xem xét lại các mục tiêu tài chính cũ khi bạn đang gặp khó khăn tài chính

Hãy bắt đầu bằng việc ngồi lại và xác định những mảng thực sự quan trọng trong cuộc sống. Mặc dù kế hoạch to lớn hiện giờ khó có thể đạt được không có nghĩa bạn hoàn toàn không thể thực hiện điều này ở một mức độ nhất định. 

Ví như ước muốn nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 38 nhưng với điều kiện hiện tại bạn xác định mục tiêu này sẽ không thở thành hiện thực. Vậy phải làm thế nào? Bạn có thể điều chỉnh đích đến của mình, có thể là nghỉ hưu ở độ tuổi thông thường với một tài khoản đầu tư hưu trí dư dả hơn, hoặc nghỉ hưu ở độ tuổi trễ hơn nhưng vẫn được coi là sớm tầm 45-50 tuổi. 

2. Điều chỉnh thành các mục tiêu tài chính mới

Làm gì khi rơi vào tình huống khó khăn tài chính, mất kiểm soát?
Điều chỉnh thành các mục tiêu tài chính mới.

Những sự thay đổi không lường trước trong cuộc sống có thể hướng bạn đến các mục tiêu hoàn toàn mới. Có thêm con cái trong gia đình có thể khiến bạn thay đổi mục tiêu từ nghỉ hưu sớm sang lập quỹ du học cho con, hoặc việc thành viên lớn tuổi trong gia đình gặp ốm đau sẽ khiến bạn xác định mục tiêu mới đảm bảo việc chăm sóc trọn đời cho thành viên này. Những sự thay đổi về kế hoạch tài chính trong lúc này là cực kì quan trọng khi bạn sắp xếp lại các mảng và đối tượng ưu tiên trong cuộc sống. 

Tham khảo bài viết liên quan: 09 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hữu ích

3. Tận dụng lại triệt để những kĩ năng, nguồn lực có sẵn

Bạn đừng quên rằng tất cả những kĩ năng và nguồn lực đã đạt được trên chặng đường chinh phục các mục tiêu ban đầu vẫn luôn thuộc về bạn và có thể được tận dụng vào các mục tiêu mới, ví dụ như: 

  • Khả năng tự kiềm chế không chi tiêu quá đà 
  • Thói quen mua sắm thông minh
  • Một khoản tiết kiệm tách biệt với ngân sách hằng tháng
  • Kiên trì thực hiện những hành động tài chính nhỏ để cống hiến cho mục tiêu lớn hơn
  • Tài khoản đầu tư hưu trí và tài khoản khẩn cấp

Những công cụ và thói quen hữu ích này đã, đang, và sẽ là những vũ khí giúp bạn chinh phục những mục tiêu mới trên chặng đường mới. Vậy nên hãy đặt cho mình một mục tiêu mới hợp lí, quy mô có thể nhỏ hơn so với mục tiêu ban đầu hoặc hoàn toàn mới. Và tiếp tục như trước, phân bổ thành các bước thực hiện nhỏ hơn trong cuộc sống hằng ngày.

4. Đừng nản chí

Làm gì khi rơi vào tình huống khó khăn tài chính, mất kiểm soát?
Nản chí khiến bạn mệt mỏi và muốn tự bỏ một các dễ dàng.

Sự nản chí là nguyên nhân lớn nhất làm kế hoạch tan vỡ. Ta có thể dễ dàng muốn bỏ cuộc với suy nghĩ dù cố gắng đến mấy cũng sẽ không đạt được mục tiêu và có quá nhiều điều trong cuộc sống nằm ngoài tầm kiểm soát. Tất nhiên ta không thể kiểm soát được tất cả mọi thứ, nhưng ta luôn có thể điều chỉnh phản ứng của mình đối với những sự thay đổi này. Một mục đích cụ thể và có hệ thống sẽ là một điểm tựa và la bàn chỉ dẫn hướng bạn đến một cuộc sống chất lượng hơn là không làm gì cả và phó mặc cho số phận. 

Có thểm xem thêm bài viết : Tại sao nên cẩn thận với những quảng cáo vay tín chấp nhanh, không cần xét duyệt hồ sơ?

Cách phản ứng hiệu quả nhất khi đối mặt với khó khăn tài chính là chấp nhận và tìm hướng giải quyết với những gì bạn đang có. Nếu bạn có khả năng phấn đấu cho các mục tiêu ban đầu, lên kế hoạch và thực hiện chúng hằng ngày, bạn có thể lặp lại quy trình này với những mục tiêu mới, vì bạn đã sở hữu tất cả thái độ và kĩ năng cần thiết. Suy cho cùng, tất cả hành trình đều hướng đến một mục đích chung – nâng cao chất lượng cuộc sống. Hoàn cảnh và điều kiện có thể bị tác động và thay đổi, nhưng điều quan trọng là bạn luôn nỗ lực và trở nên tốt hơn mỗi ngày.

0 / 5. 0