Cách thiết lập mục tiêu đầu tư hướng tới tự chủ tài chính cho các bạn trẻ

1054

Đối với những nhà đầu từ mới hoặc các bạn trẻ đang tìm kiếm hướng đi cho mình sự tự chủ về tài chính, điều đầu tiên bạn cần trả lời chính là: mục tiêu đầu tư là gì? Học cách đặt mục tiêu đầu tư là một trong những điều quan trọng nhất bạn nên làm với một nhà đầu tư mới, nó chính là kim chỉ nam giúp bạn theo dõi đích đến của tài chính cá nhân và hành trình mà bạn hướng đến tự do về tài chính.

Cách thiết lập mục tiêu đầu tư đúng đắn và hiệu quả

Các mục tiêu đầu tư tài chính tốt thường có những điểm chung sau đây:

1. Mục tiêu đầu tư tốt là mục tiêu có thể đo lường được

Mục tiêu đầu tư tốt là mục tiêu có thể đo lường được
Những mục tiêu đầu tư phải rõ ràng và có khả năng đo lường được là mục tiêu đầu tư tốt.

Điều này có nghĩa là mục tiêu đặt ra phải rõ ràng, súc tích và cụ thể. Ví dụ, bạn đặt ra cho mình con số tiết kiệm 2,000,000 VNĐ mỗi tuần – điều này sẽ giúp bạn đánh giá được tài chính của mình và xác định xem bạn có đạt được mục tiêu hay không. Nếu chỉ là một mục tiêu chung chung như “tôi sẽ đặt mục tiêu tiết kiệm tiền mỗi năm”, tôi chắc chắn rằng bạn sẽ không bao giờ làm nó.

2. Mục tiêu đầu tư tốt là mục tiêu hợp lý

Nếu bạn nói rằng “tôi muốn đạt được 1 triệu đô trước tuổi 35”, vậy thì bạn cần kiểm tra lại những thứ như giá trị thời gian, cách thức kiếm tiền, tỷ lệ tiết kiệm ở hiện tại để đo lường xem đó có phải là một con số khả thi. Nếu nó là một con số phi thực tế, bạn buộc phải hạ thấp chỉ tiêu của mình xuống hoặc thay đổi cách thức kiếm tiền mỗi năm.

3. Mục tiêu đầu tư tốt là mục tiêu song hành và gắn liền với mục tiêu dài hạn mà cuộc đời bạn hướng đến

Mục đích duy nhất của tiền bạc là khiến cuộc sống của chúng ta tốt hơn, cung cấp cho bạn những điều kiện cho phép bạn trải nghiệm nhiều hạnh phúc và tiện nghi hơn. Sẽ thật là vô nghĩa khi cuối cùng khi bạn hy sinh tất cả mọi giá trị cuộc sống, từ thời gian, gia đình, bạn bè cho tới sức khoẻ để đạt được một khối tài sản kếch xù. Giảm bớt mục tiêu tài chính của bạn ở mức hợp lý để bạn có thời gian cho chính bản thân mình, tận hưởng những niềm vui và nhiều hơn những chuyến đi cuộc đời. 

Hãy đảm bảo cân bằng một cách khôn ngoan những mong muốn dài hạn và ngắn hạn của bạn theo cách tối đa hoá niềm vui và hạnh phúc. Không có công thức nào cho việc này, chỉ có bạn mới cảm nhận đúng và rõ ràng nhất điều gì là quan trọng nhất trong cuộc đời bạn, điều gì xứng đáng để hy sinh, điều gì bạn có thể đánh đổi thay vì lao vào kiếm tiền một cách mù quáng.

mục tiêu đầu tư 2
Thiết lập mục tiêu rõ ràng là cách nhanh nhất để đạt được hiệu quả tài chính như mong đợi

Những câu hỏi quan trọng cần trả lời khi đặt mục tiêu đầu tư

Mục tiêu đầu tư là gì? Làm thế nào để đặt cho mình một mục tiêu tài chính hiệu quả. Hãy áp dụng công thức dưới đây bằng việc tự mình trả lời các câu hỏi sau:

1. Đâu là con số mà bạn mong muốn?

Để đạt được mục tiêu đầu tư hướng tới tự do tài chính như bạn mong muốn, bạn cần bao nhiêu thu nhập thụ động hàng tháng. Bạn có công việc nuôi sống bản thân mình mỗi ngày hay phụ thuộc hoàn toàn vào số tiền đầu tư sinh lời đó? Nếu như vậy, bạn cần tính toán sau khi trừ đi 3 đến 4% giá trị gốc mỗi năm, số tiền bạn cần có là bao nhiêu.

2. Khả năng chịu được rủi ro của bạn là gì?

Không thể loại bỏ rằng quá trình đầu tư sẽ có nhiều vấn đề và rủi ro xảy đến. Những biến động thị trường, những tính toán sai và quyết định không thực sự chuẩn xác … điều này sẽ dẫn đến bạn bị mất đi một khoản tiền, không đạt được dự định tài chính ban đầu đã đặt ra. Điều này ít nhiều sẽ gây nên những ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần của bạn. Hãy thật bình tĩnh và cải thiện cảm xúc của bạn để giữ nó luôn ở trạng thái cân bằng. Bạn cũng nên trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ, những thông tin quan trọng về tình hình tài chính trong và ngoài nước ở lĩnh vực bạn đang đầu tư. 

3. Làm thế nào để gắn liền những giá trị đạo đức trong việc quản lý những danh mục đầu tư của bạn?

Làm thế nào để gắn liền những giá trị đạo đức trong việc quản lý những danh mục đầu tư của bạn?
Hãy xem xét về giá trị đạo đức khi muốn đầu tư.

Mỗi chúng ta tồn tại như một phần của thế giới và xã hội loài người. Hành động và quyết định của chúng ta ít nhiều đều gây ảnh hưởng đến những người xung quanh theo hướng tốt lên hoặc xấu đi. Bạn có cảm thấy thoải mái nếu bản thân mình đầu tư tiền vào cổ phiếu của những công ty thuốc lá hay rượu bia? Làm thế nào nếu bạn đang đầu tư tiền vào ngành “tài chính đen” hay một đường dây cá độ bóng đá? Khi ra quyết định đầu tư vào một lĩnh vực nào đó, hãy trả lời câu hỏi: nó có khiến bạn vui vẻ và hạnh phúc hay không? Điều này có đi ngược với giá trị đạo đức mà bạn hướng tới hay không? 

4. Bạn định dành hết số tiền bạn đầu tư được cho cuộc sống và trải nghiệm của bản thân hay bạn muốn dành lại một phần di sản cho con cái, gia đình bạn sau này?

Câu trả lời sẽ quyết định đến cách thức bạn đầu tư tài chính và mục tiêu đầu tư là gì. Xác định được câu trả lời, bạn sẽ biết cách chi tiêu từ số tiền đầu tư của bạn và cách bạn để lại tài sản cho người thừa kế của mình như thế nào.

5. Bạn sẽ giới hạn việc đầu tư thị trường trong nước hay mở rộng ra thế giới?

Bạn sẽ giới hạn việc đầu tư thị trường trong nước hay mở rộng ra thế giới?
Hãy chọn cho mình những tiêu chí phù hợp với mục tiêu đầu tư mà bạn hướng đến về đạo đức, hệ giá trị sống, mục tiêu dài hạn

Bạn có thể là một kỹ sư người Việt Nam đem tiền sang đầu tư ở Thái Lan hay Singapore thậm chị là Mỹ, Canada. Mặc dù điều này sẽ phức tạp hơn nhiều so với đầu tư trong nước và cũng hàm chứa nhiều rủi ro khác liên quan đến chính trị và tiền tệ, thậm chí là mất vốn vĩnh viễn nhưng đồng thời nó cũng mang lại sự đa dạng hoá cao hơn và và khả năng tiếp xúc với hiệu quả thị trường tốt hơn. 

6. Điều gì thúc đẩy bạn đạt được tự do tài chính?

Trong khi một số người tiết kiệm truyền thống, họ có xu hướng tích lũy mà không thực sự cần một lý do để làm điều đó và họ sống dưới mức mong muốn của họ và không thực sự biết phải tạo ra điều gì đó quá khác biệt. Điều quan trọng là bạn phải nhìn sâu vào bên trong mình và trả lời trung thực câu hỏi “tại sao?” Tại sao bạn buộc phải tiết kiệm? Tại sao bạn cần tích lũy tiền bạc? Điều gì khiến bạn mong muốn dùng tiền để đầu tư hơn là chi tiêu hoặc là mang số tiền đó đi quyên góp? Việc làm này giúp bạn có thể thiết kế được danh mục đầu tư tốt hơn để đạt được bất kỳ điều gì bạn thực sự theo đuổi.

7. Bạn có khả năng tự mình quản lý những danh mục đầu tư không?

Bạn có khả năng tự mình quản lý những danh mục đầu tư không?
Điều gì thúc đẩy sự tự do tài chính của bạn? Mục tiêu đầu tư của bạn hướng đến là gì?

Câu hỏi này khá khó với một số người, vì nếu bạn thành thật với chính mình đôi khi cũng chính là thừa nhận những thiếu sót của bản thân. Nếu bạn có tố chất và khả năng quản lý tài chính, khả năng phân tích tài chính, kiến thức về đầu tư, đó là điều tuyệt vời; nhưng nếu không, bạn hãy nghĩ đến việc thuê cho mình một chuyên viên tư vấn tài chính hay một cố vấn giúp bạn quản lý những danh mục đầu tư để đạt được mục tiêu mà bạn mong muốn.

8. Làm sao để cân bằng giữa lĩnh vực bạn đầu tư với những giá trị sống bạn theo đuổi?

Mỗi lĩnh vực đầu tư sẽ có những đặc điểm riêng. Dựa vào mục tiêu đầu tư dựa trên giá trị đạo đức, bạn sẽ có cho mình danh sách những ngành nghề bạn muốn đầu tư. Nhưng bạn cần quy chiếu nó với cuộc sống bạn mong muốn. 

Ví dụ, bạn đầu tư tiền để xây dựng nhà cho thuê trong lĩnh vực bất động sản. Điều đó đồng nghĩa bạn phải dành thời gian để giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng, khách huỷ hay trả phòng đột ngột, những vấn đề phát sinh về điện, nước hay xung đột cá nhân … trừ khi bạn thuê một người quản lý cho bạn những vấn đề đó. Bạn có thực sự thấy thoải mái với ngành nghề này? 

Bạn phải đưa ra được những mặt lợi và mặt hạn chế của từng lĩnh vực bạn muốn đầu tư để có thể lường được những tình huống có thể xảy ra, và từ đó cân bằng với cuộc sống hiện tại của chính mình.

Trên đây là những chia sẻ về cách thiết lập mục tiêu đầu tư hướng tới tự chủ tài chính cho các bạn trẻ. Mong rằng những chia sẻ thiết thực này sẽ khiến bạn có thể cái nhìn đúng đắn và phương pháp hiệu quả khi đưa ra mục tiêu đầu tư cho chính mình. 

0 / 5. 0