Chỉ cần giữ 5 thói quen sau, bạn sẽ không bao giờ rơi vào tình cảnh nợ nần

1028

Bạn sẽ không bao giờ rơi vào tình cảnh nợ nần chỉ với việc áp dụng 5 thói quen tích lũy tài chính sau.

Áp lực trả nợ luôn khiến bạn mệt mỏi? Bạn thường rơi vào tình cảnh nợ nần vì không biết cân đối chi tiêu sao cho phù hợp? Dù bạn đã tham khảo rất nhiều nguồn, đọc rất nhiều sách, học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, nhưng cũng không thể khỏa lấp được cảm giác thích thú khi có tiền trong tay và thỏa thích chi tiêu cho những điều mình muốn. Để rồi sau đó, những khoản vay nợ bắt đầu ám ảnh bạn. Bạn đã và đang muốn chấm dứt vòng lặp ấy lắm rồi!

Điều đó hoàn toàn nằm trong khả năng của bạn. Mọi đích đến đều bắt đầu từ những bước chân khởi đầu được tính toán cẩn thận. Và 6 thói quen dưới đây chính là khởi đầu để bạn tiến đến mục đích kiểm soát tài chính của mình.

1. Luôn thống kê lại chi tiêu hằng ngày

thống kê lại chi tiêu hằng ngày
Để quản lý chi tiêu thì bạn nên thống kê chi tiêu theo ngày để dễ kiểm soát tiền hơn.

Bạn đã bao giờ tự tập cho mình một thói quen luôn thống kê lại số tiền hôm nay bạn đã chi tiêu, kể cả vài nghìn lẻ tiền gửi xe. Chắc chắn bạn đã từng thử, nhưng không duy trì thường xuyên, thậm chí sau một thời gian là bỏ hẳn. Điều này rất bình thường. Tâm lý khi chúng ta đi làm, có thu nhập, có nhiều mối quan hệ, chúng ta luôn muốn tìm cách tăng thêm thu nhập. Nhìn số tiền bạn sẽ kiếm được chắc chắn sẽ vui hơn nhìn số tiền bạn đã chi ra. Nếu bạn cảm thấy mình kiếm được rất nhiều tiền nhưng lại cứ luôn thâm hụt, thì lúc đấy bạn cần phải xem lại liệu trong tháng mình đã chi tiêu những gì.

2. Luôn sống với số tiền ít hơn mình kiếm được

Một nguyên tắc cơ bản trong tài chính cá nhân và cả doanh nghiệp đó chính là luôn giữ mức chi tiêu thấp hơn mức kiếm được. Điều đó vừa giúp bạn có thể đáp ứng được nhu cầu sống một cách thoải mái và còn có một khoản dự phòng để đầu tư, học tập. Điều đó cũng buộc bạn phải xua tan suy nghĩ rằng mình đã vất vả để kiếm được nhiều tiền hơn, đồng nghĩa phải có những nhu cầu cao hơn để tự thưởng cho bản thân. Đó là một điều đáng hoan nghênh, nhưng đừng quá “mạnh tay” chi tiêu nếu không muốn phải mắc nợ.

3. Không giữ quá nhiều tiền mặt bên mình

Không giữ quá nhiều tiền mặt bên mình
Càng nhiều tiền bên mình thì dễ dàng chi tiêu nhiều hơn.

Hầu hết các giao dịch mua sắm ở nước ta vẫn còn dùng tiền mặt khá nhiều bởi vì những tiện lợi của nó. Đôi khi cũng không phải vì tiện lợi mà vì tâm lý an tâm khi có tiền mặt bên mình khi đi ra ngoài đường. Và tâm lý khi chúng ta càng để tiền bên mình nhiều đến chừng nào, nhu cầu mua sắm lại càng cao chừng nấy. Vì thế bạn cũng chỉ nên giữ một khoảng tiền mặt tối thiểu, tốt nhất là từ 500.000 đồng trở lại hoặc ít ơn, tùy vào nhu cầu hằng ngày của bạn thế nào.

4. Luôn tính toán trước phương án trả nợ khi đi vay nợ

Khi bạn cần một số tiền gấp, bạn đi vay bất kể từ nguồn nào nhưng liệu bạn đã có tính đến phương án trả nợ hay chưa. Vấn đề nợ nần không đơn giản, nếu bạn thực sự không muốn rơi vào tình cảnh nợ nần triền miên, hãy tính đến phương án trả nợ. Tức là khi bạn mượn hoặc vay tiền ai, bạn phải tính đến được thời gian khi nào bạn sẽ trả. Giả sử bạn muốn vay một khoảng 10 triệu đồng, bạn hãy nghĩ đến việc mình sẽ trả nợ bằng cách nào. Nếu trả nợ bằng tiền lương thì phải mất bao nhiêu kỳ lĩnh lương mới có thể trả xong nợ. Nếu như lương chỉ vừa đủ để bạn chi tiêu cá nhân, thì liệu bạn có cách khác để trả nợ hay không?

5. Dành thời gian & tài chính cho những mục tiêu lớn hơn

Tích luỹ thời gian và tài chính cho những mục tiêu lớn hơn
Nợ sẽ ảnh hưởng đến việc tích luỹ tài chính cho những dự định tương lai.

Nếu bạn đã từng vay nợ, bạn sẽ thấy nợ chính là điều gây cản trở bạn đến với mục tiêu lớn của cuộc đời mình. Cụ thể, bạn muốn tích lũy tiền để kinh doanh, đi du lịch hoặc chuẩn bị tài chính về già cho bố mẹ, tất cả đều cần đến sự tích lũy, tiết kiệm qua từng năm tháng. Nếu bạn vay nợ thì chắc chắn số tiền bạn phải trả nợ lẫn lãi sẽ khiến hao hụt đi khoản ngân sách lớn dành cho những việc khác.

Mỗi người chúng ta đều có những thói quen chi tiêu riêng. Nhưng ai cũng đều không muốn rơi vào tình cảnh nợ nần. Thực tế quy tắc chung của việc tránh nợ chính là chi tiêu ít hơn so với số tiền mình kiếm được. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng khi thực hành thường lại không được như thế. Nhưng dù có nợ đi chăng nữa thì bạn cũng hãy cố gắng lập kế hoạch trả thật khoa học. Chỉ cần sự quyết tâm và kiên trì, bạn hoàn toàn có thể hoàn tất được những mục tiêu tài chính mà mình đã đề ra.

3 / 5. 2