Học cách chi tiêu trong gia đình hiệu quả với 4 bước đơn giản

1943

Bạn đã lập gia đình, hai vợ chồng đều có thu nhập cao và ổn định nhưng tháng nào cũng không đủ chi trả hoặc không dư dả? Đã đến lúc bạn học cách chi tiêu trong gia đình để vẫn sống đủ đầy mà còn tiết kiệm được nữa đấy!

Khác với quản lý tài chính cá nhân, việc kiểm soát chi tiêu sau khi kết hôn sẽ khó khăn hơn do nhiều khoản chi khác phát sinh. Đặc biệt là nếu vừa có con, bạn sẽ nhận thấy áp lực tài chính tăng lên đáng kể. Dù nguồn thu nhập của gia đình bạn ở mức cao hay thấp, bạn đều cần có kế hoạch chi tiêu hợp lý để có thể đáp ứng mọi nhu cầu trong gia đình. Nếu bạn vẫn gặp rắc rối với việc quản lý tài chính mỗi tháng, hãy thử áp dụng cách chi tiêu trong gia đình cực kỳ hiệu quả sau đây.

1. Vợ chồng cùng thảo luận và thống nhất về cách chi tiêu trong gia đình

Thống nhất cách chi tiêu trong gia đình
Vợ chồng nên cùng nhau thảo luận cách chi tiêu trong gia đình

Các cặp vợ chồng mới cưới thường dễ gặp mâu thuẫn trong việc sử dụng tiền bạc. Vì vậy, để tìm ra cách chi tiêu trong gia đình phù hợp nhất, hãy cùng nhau thảo luận trước khi bắt đầu kế hoạch chi tiêu.

Kế hoạch chi tiêu trong gia đình nên được dựa trên những điều sau:

  • Trao đổi về việc ai sẽ là người nắm giữ tài chính trong gia đình.
  • Lựa chọn người đưa ra quyết định cuối cùng mỗi khi có một khoản chi lớn.
  • Thường xuyên thảo luận để xem xét lại các khoản chi tiêu hằng tháng và điều chỉnh nếu chưa hợp lý.
  • Thống nhất về việc mở một tài khoản chung hoặc riêng để quản lý tiền bạc.

2. Học cách chi tiêu trong gia đình với nguồn ngân sách nhất định

Đặt ra ngân sách chi tiêu trong gia đình
Liệt kê các mục thu-chi mỗi tháng để đặt ra ngân sách chi tiêu trong gia đình

Khi chọn ra một khoản ngân sách cụ thể cho mọi chi tiêu trong gia đình, bạn sẽ tạo nên một hạn mức chi tiêu trong gia đình. Bằng cách này, bạn có thể dễ dàng biết được cách chi tiêu mỗi tháng có vượt ngân sách hay không, đồng thời kiểm soát được số tiền tiết kiệm bạn mong muốn.

Cách xác định khoản ngân sách cụ thể cho gia đình bạn:

  • Đầu tiên, bạn hãy lựa chọn một công cụ quản lý chi tiêu trong gia đình, ví dụ như tạo file excel để tính toán hoặc các ứng dụng hỗ trợ kiểm soát tài chính khác.
  • Bước tiếp theo, bạn nên ghi chú lại tất cả khoản thu chi trong từng tháng. Hãy thu thập thông tin này trong 2-3 tháng gần nhất để biết được mức thu-chi trung bình của gia đình bạn.
  • Khi đã có đủ thông tin, hãy đánh giá từng khoản chi tiêu mà bạn đã áp dụng. Đâu là khoản chi cố định, đâu là khoản phát sinh bất chợt trong tháng hay tiêu xài không cần thiết?
  • Sau đó, kết hợp mức thu-chi trung bình và loại bỏ các khoản chi “quá tay” sẽ giúp vợ chồng bạn chọn ra mức ngân sách tối ưu để chi tiêu trong gia đình.
  • Cuối cùng, bạn có thể so sánh mức chi đã chọn với thu nhập của hai vợ chồng để điều chỉnh mức thu-chi phù hợp nhất.

3. Điều chỉnh cách chi tiêu trong gia đình để đạt được mục tiêu dài hạn

Cách chi tiêu trong gia đình hiệu quả cho việc đầu tư
Cách chi tiêu trong gia đình có thể điều chỉnh để phục vụ cho các khoản đầu tư lớn hơn

Quản lý cách chi tiêu trong gia đình không gói gọn trong các khoản chi cho ăn uống hay các chi phí sinh hoạt khác. Gia đình bạn cũng cần có kế hoạch cho mục tiêu lớn hơn, ví dụ như mua xe, mua nhà, đầu tư đất đai, học phí cho con cái,… Các mục tiêu này đều cần một khoản tiền lớn, bạn sẽ không thể chuẩn bị được số tiền đó trong thời gian ngắn.

Vì vậy, hãy điều chỉnh cách chi tiêu trong gia đình theo các bước sau:

  • Đặt ra các mục tiêu thiết yếu nhất cần đạt được trong gia đình. Bạn nên ưu tiên các mục tiêu “thật sự cần” chứ không phải “muốn có”.
  • Xác định mức phí trung bình cần chi và thời hạn đạt được mục tiêu đó để biết mỗi tháng bạn cần tích lũy bao nhiêu.
  • Lựa chọn phương án để đạt được con số cần tích lũy. Ví dụ với mục tiêu “học phí cho con”, bạn có thể lựa chọn chương trình đầu tư tương lai để tiết kiệm lâu dài và đảm bảo có đủ số tiền cho con học đại học.
  • Nếu bạn cần tiết kiệm nhiều hơn so với số dư mỗi tháng, hãy cân nhắc việc tăng nguồn thu hoặc giảm nguồn chi trong gia đình. Bạn có thể kiếm thêm việc làm tại nhà hoặc cẳt giảm những khoản chi không bắt buộc (ví dụ như tiền đi café, ăn uống nhà hàng, mua sắm quần áo,…).

4. Lập quỹ dự phòng và duy trì thói quen chi tiêu đúng – đủ

Cách chi tiêu trong gia đình
Duy trì thói quen tiết kiệm và có quỹ dự phòng sẽ giúp chi tiêu trong gia đình an toàn và hiệu quả

Dù bạn đặt ra mức chi tiêu nào, đừng quên dành một khoản ngân sách dự phòng. Nguồn quỹ này sẽ giúp bạn xử lý tình huống khẩn cấp, đồng thời là cách để bạn tiết kiệm hiệu quả hơn. Bạn có thể mở một tài khoản tiết kiệm riêng để đảm bảo số tiền chi tiêu bình thường không bị vượt mức và ảnh hưởng nguồn quỹ dự phòng đó.

Sau cùng, những cách chi tiêu trong gia đình hiệu quả mà bạn vừa tìm hiểu phía trên sẽ không còn hiệu quả nếu không được duy trì lâu dài. Việc tạo thói quen chi tiêu hợp lý và ưu tiên những thứ thật sự cần thiết không chỉ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền cho gia đình mình, bạn cũng sẽ rèn luyện được cách sinh hoạt lành mạnh và đánh giá những vấn đề khác trong cuộc sống có chiều sâu hơn nữa.

Trên đây là 4 bước đơn giản giúp bạn biết cách chi tiêu trong gia đình phù hợp và hiệu quả hơn. Hãy bắt tay vào áp dụng ngay những cách chi tiêu này để tạo dựng một tổ ấm trọn vẹn và hạnh phúc nhé!

0 / 5. 0