Xây dựng các mục tiêu tài chính cá nhân là cách hiệu quả để thúc đẩy bản thân tiến lên. Nhưng đặt mục tiêu sao cho thiết thực và phù hợp với bản thân không dễ. Đích đến vượt quá khả năng có thể khiến bạn bỏ dở giữa chừng hay sinh tâm lý chán nản. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra những lời khuyên vàng dành cho bạn!
Nội dung
1. Mục tiêu tài chính dựa trên khả năng hiện tại
Để đặt mục tiêu tài chính phù hợp, trước hết bạn cần nhìn lại khả năng hiện tại của mình. Việc này giúp bạn xây dựng những mục tiêu nhỏ và chắc chắn hơn. Những việc bạn cần để đánh giá khả năng tài chính hiện tại bao gồm:
- Thống kê toàn bộ chi phí định kỳ trong vòng 6 tháng gần nhất
- Tổng kết tất cả khoản thu nhập trong vòng 6 tháng gần nhất
- Ghi lại tất cả các chi tiêu mua sắm, đột xuất…
- Xác định lại các khoản chi cần thiết và các khoản đã hoang phí
Bạn sẽ có được bức tranh toàn cảnh về tình hình thu – chi của bản thân. Từ đó đưa ra mục tiêu phù hợp theo từng hạn mức. Đồng thời thay đổi lại các quản lý tài chính sao cho khoa học hơn vì mục tiêu.
2. Lập ra các mục tiêu nhỏ
Sẽ mất rất nhiều thời gian để bạn hoàn thành những mục tiêu lớn. Vì vậy, hãy cụ thể mục tiêu tài chính của mình. Bạn có thể chia ra thành các mục tiêu nhỏ như: nhà cửa, mua sắm, giải trí, về hưu… Từng bước hoàn thành các mục tiêu nhỏ sẽ là động lực rất lớn để tiếp tục cố gắng.
3. Xác định và tuân thủ khung thời gian
Khi chia mục tiêu thành các mục nhỏ hơn và bắt đầu từ những mục tiêu cần làm ngay. Ví dụ như sửa máy lạnh rồi tới các mục tiêu dài hạn hơn như mua xe, mua nhà. Với các mục tiêu tài chính lớn, nếu chia theo từng khung thời gian linh hoạt với thực tế. Thời gian ngắn hay dài hạn để thực hiện từng phần sẽ dễ dàng hơn. Và đừng quên đặt bản thân vào khuôn khổ thời gian, tránh quá deadline bạn nhé!
Có thể bạn đang quan tâm: Rủi ro tài chính là gì? Các loại rủi ro tài chính cá nhân thường gặp và cách phòng ngừa
4. Dành chỗ cho các khoản đề phòng
Ngoài tài sản ròng và thu nhập, bạn cần xem xét tới các nguồn lực khác. Đó là các quỹ khẩn cấp và bảo hiểm. Điều này vô cùng cần thiết phòng ngừa những biến cố bất ngờ.
Xây dựng quỹ khẩn cấp là một trong những việc cần làm khi lên mục tiêu tài chính. Quỹ này cần bằng ít nhất 3 – 6 tháng tổng phí sinh hoạt cơ bản. Điều này nhằm phục vụ cho các trường hợp ốm đau, thất nghiệp, tai nạn… Bạn cũng nên cân nhắc mua thêm bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi khi gặp rủi ro. Các loại bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp luôn cần được đóng đầy đủ.
5. Loại bỏ những thói quen tiêu dùng “xấu”
Hãy coi ngân sách là trọng tài và để chúng quyết định những khoản chi nào cần loại bỏ. Nhất là những khoản không giúp ích gì mục tiêu tài chính cá nhân của bạn.
Ví dụ, nếu bạn đăng ký thẻ gym hàng triệu mỗi tháng nhưng không thể đi tập thường xuyên. Hãy đừng ngần ngại hủy bỏ hay chọn mức rẻ hơn.
6. Cập nhật và tuân thủ mục tiêu
Lên kế hoạch trên giấy là chưa đủ. Quan trọng là bạn cần đủ quyết tâm để làm theo các bước đã vạch ra. Đừng quên rằng, bản kế hoạch này là mục tiêu chứ không phải quá trình.
Bản kế hoạch tài chính của bạn trên thực tế có thể thay đổi. Nếu trong một năm, cuộc sống hay thu nhập có thay đổi, bạn cần cập nhật vào bản kế hoạch. Đồng thời có những điều chỉnh để mục tiêu của bạn trở nên thực tế hơn.
Bài viết khác: Bảo mật thông tin cá nhân: Vấn đề cấp thiết trong ngành tài chính
Hiểu rõ tình hình tài chính bản thân giúp bạn tự tin đối mặt với khó khăn. Nó cũng là nền tảng xây dựng mục tiêu tài chính thực tế và hoàn chỉnh. Điều chỉnh thu chi và xây dựng cho mình các nguồn lực mới cũng là điều đáng lưu ý. Có vậy, bạn sẽ chẳng mấy chốc hoàn thành được mục tiêu mà mình đã đặt ra. Chúc bạn thành công!