Rủi ro tài chính là gì? Các loại rủi ro tài chính cá nhân thường gặp và cách phòng ngừa

2571
Rui Ro Tai Chinh Ca Nhan

Rủi ro trong tài chính chắc chắn là điều không ai muốn. Nhưng nó vẫn luôn có thể xảy ra bất kỳ khi nào. Chính vì thế, hiểu và quản lý rủi ro tài chính là điều vô cùng cần thiết. Cùng điểm qua các loại rủi ro về tài chính và cách phòng ngừa hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Rủi ro tài chính là gì? 

Rủi ro tài chính là mọi dạng rủi ro liên quan tới sự tổn thất tài chính. Bao gồm các giao dịch tài chính và các khoản vay mà có nguy cơ “vỡ” nợ.

Rủi ro tài chính là gì? Các loại rủi ro tài chính cá nhân thường gặp và cách phòng ngừa
Rủi ro tài chính cá nhân là gì?

Nguyên nhân rủi ro có thế tới từ các quyết định quản lý tài chính cá nhân. Cũng có thể từ những yếu tố khách quan bên ngoài. 

Để đề phòng và ứng phó với rủi ro tài chính cá nhân, bạn cần có thêm nhiều kinh nghiệm. Đặc biệt là vấn đề quản lý rủi ro và xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh. 

Bài viết liên quan: Những lưu ý quan trọng khi vay tiêu dùng

4 loại rủi ro tài chính điển hình và cách phòng ngừa

1. Rủi ro về nguồn thu nhập

Loại rủi ro này có liên quan trực tiếp tới khả năng thu nhập của bạn. Khi rủi ro xảy tới, bạn có thể bị mất thu nhập. Có thể do các lý do như: tai nạn, thất nghiệp, nghỉ hưu…

Để tránh rủi ro tài chính, bạn cần xây dựng cho mình nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Đồng thời không ngừng phát triển bản thân, giảm tốt đa nguy cơ thất nghiệp hay thiếu việc làm. Bạn cũng cần có kế hoạch hưu trí phù hợp. Xây dựng quỹ phòng rủi ro và đóng đầy đủ các bảo hiểm cần thiết. Bảo hiểm sẽ là cứu cánh lớn cho bạn khi rủi ro ập tới.

2. Rủi ro chi phí

Rủi ro tài chính là gì? Các loại rủi ro tài chính cá nhân thường gặp và cách phòng ngừa
Chi vượt quá thu nhập gây ra rủi ro tài chính.

Rủi ro chi phí xảy ra khi bạn chi tiêu vượt quá mức bạn kiếm được. Cũng có thể số tiền bạn kiếm ra không đủ đáp ứng nhu cầu cần thiết. Hay bạn rơi vào trường hợp khẩn cấp, buộc bạn phải tiêu tiền.

Cách đơn giản để tránh rủi ro chi phí là bạn cố gắng giảm chi tiêu lại. Hãy tìm cách kiếm thêm thu nhập để việc chi tiêu được thoải mái hơn. Một quỹ khẩn cấp vẫn luôn cần thiết trong bất kỳ trường hợp rủi ro nào. Đừng quên đóng bảo hiểm để được hỗ trợ khi rủi ro chi phí xảy ra.

3. Rủi ro tài sản đầu tư

Rủi ro ảnh hướng tới toàn bộ tài sản ròng và các khoản đầu tư của bạn. Điều này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Do lựa chọn đầu tư chưa phù hợp hay ảnh hưởng của khủng hoảng, lạm phát…

Đề phòng rủi ro, hãy xây dựng mục tiêu và kế hoạch tài chính phù hợp. Thường xuyên cập nhật và đánh giá nó sao cho phù hợp với thực tế.

Hãy tìm hiểu thật kỹ đặc điểm rủi ro tài chính và lợi nhuận của từng loại tài sản. Chọn loại hình đầu tư phù hợp với tình hình và mục tiêu tài chính. Tham khảo kỹ lưỡng về các đặc điểm bảo toàn vốn của từng loại đầu tư. Đừng bao giờ để trứng trong cùng một giỏ. Đa dạng hóa đầu tư cũng là một ý hay.

Hãy tính tới lạm phát. Chọn lựa các khoản đầu tư có thể đánh bại lạm phát. Chúng có thể tăng giá song song với lạm phát như bất động sản, cổ phiếu, đá quý, hàng hóa…

4. Rủi ro nợ tín dụng

Rủi ro tài chính là gì? Các loại rủi ro tài chính cá nhân thường gặp và cách phòng ngừa
Rủi ro từ nợ sẽ khiến bạn mệt mỏi.

Bạn tích lũy quá nhiều nợ hay không có khả năng chi trả các tín dụng cá nhân. Rủi ro tín dụng sẽ khiến bạn lao đao vì cảnh nợ nần.

Cách phòng ngừa tốt nhất là hãy tránh xa việc phải vay nợ. Bạn cũng cần phân biệt rõ ràng giữa nợ tốt và nợ xấu. Bạn cần tránh xa nợ xấu vì những rủi ro tài chính của nó.

Tìm hiểu thật kỹ các khoản vay tín dụng. Nếu bạn đã vay, cần cố gắng trả càng nhanh càng tốt để tránh đội lãi cao.

Rủi ro tài chính cá nhân là vấn đề phức tạp, không dễ giải quyết. Hãy tìm hiểu kỹ và thận trọng trong từng bước đi. Việc quản lý rủi ro là nền tảng để bạn chạm tới mục tiêu tài chính. Chúc bạn luôn thành công!

Có thể bạn đang quan tâm: 7 bí quyết quản trị rủi ro tài chính cá nhân, phòng tránh khủng hoảng tài chính hiệu quả?

0 / 5. 0