Việc sử dụng thẻ tín dụng ngày càng phổ biến bởi nền kinh tế hướng đến xã hội tiêu dùng. Với những lợi thế trong trường hợp khó khăn tài chính, thẻ tín dụng quả thật rất có lợi. Tuy nhiên, thẻ tín dụng giống như một con dao 2 lưỡi. Nếu bạn biết khai thác và sử dụng triệt để những lợi ích mà nó đem lại thì không những tiết kiệm được tiền mà còn có thể tự chủ động quản lý chi tiêu một cách hiệu quả. Dưới đây là những lời khuyên để bạn có thể tiết kiệm tối đa khi mua sắm bằng thẻ tín dụng.
Nội dung
1. Xác định loại thẻ phù hợp với nhu cầu của bản thân
Không phải sử dụng loại thẻ tín dụng nào thì cũng như nhau. Tùy theo từng nhu cầu chi tiêu mua sắm của bản thân mà bạn cần lựa chọn cho mình loại thẻ tín dụng phù hợp.
Nếu bạn là người đam mê du lịch, yêu thích sự trải nghiệm thì không nên bỏ qua chiếc thẻ tích lũy dặm bay. Hiểu một cách đơn giản, mọi điểm thưởng tích lũy từ quá trình chi tiêu của bạn có thể quy đổi thành vé máy bay. Và ngoài ra bạn còn có thể sử dụng các dịch vụ khác có liên quan như sử dụng phòng chờ sân bay. Rất tiện dụng phải không nào?
Vừa được mua sắm thỏa thích lại vừa được hoàn lại từ 2 – 5% giá trị chi tiêu trên thẻ. Đây là mức ưu đãi mà bạn có khi sử dụng thẻ nhận tiền hoàn lại. Ngoài ra, ngân hàng còn cung cấp loại thẻ chi tiêu hàng ngày. Thẻ này đặc biệt phù hợp với phần lớn những người mới mở thẻ vì mức phí thấp hơn so với 2 loại thẻ trên (Thẻ tích lũy dặm bay và thẻ nhận tiền hoàn lại)
2. Tận dụng triệt để các chương trình ưu đãi phù hợp
Để thu hút người dùng, khách hàng, các ngân hàng luôn có các chương trình khuyến mãi cho chủ thẻ. Những ưu đãi này sẽ tạo ra giá trị cho cả hai bên (khách hàng và cả ngân hàng). Ví dụ như đăng ký mở thẻ sẽ được tặng voucher trị giá cả triệu đồng. KHoặc khi sử dụng thẻ để mua sắm online các món đồ thời trang, công nghệ sẽ được hoàn lại tới 5% giá trị của đơn hàng đó.
3. Nhớ thanh toán hóa đơn đúng hạn
Khi sử dụng thẻ tín dụng thì bạn phải luôn lưu ý rằng, thanh toán đúng hạn quan trọng hơn thanh toán đầy đủ. Chỉ cần thanh toán trễ một ngày, bạn cũng sẽ bị ghi lại trong lịch sử tín dụng. Tuyệt đối không được để bị trễ. Nếu chưa chuẩn bị đủ tiền để thanh toán vào ngày đến hạn thanh toán, hãy trả nhiều nhất có thể, ít nhất bằng khoản thanh toán tối thiểu bạn nhé! Điều này cũng vẫn tốt hơn nhiều là sự chậm trễ để bị ghi lại trong lịch sử tín dụng.
Đọc thêm bài viết liên quan: 5 “tips” hữu ích để sử dụng thẻ tín dụng an toàn và hiệu quả
4. Phải luôn nhớ rõ số ngày được miễn lãi
Ngày miễn lãi ở các ngân hàng khác nhau là khác nhau. Tuỳ ngân hàng mà thời kỳ miễn lãi thẻ tín dụng sẽ dao động từ 45-55 ngày. Để tận dụng triệt để cơ hội đó, trong khoảng thời gian này bạn nên lên kế hoạch thật chi tiết, cụ thể, mua sắm các thứ cần thiết. Kế hoạch càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì càng tốt bấy nhiêu, Và luôn nhớ căn khoảng thời gian để hoàn trả lại cho ngân hàng, tránh bị tính lãi trên số tiền bạn nợ kèm cả phí phạt nữa nhé!
5. Hạn chế rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng
Cần hạn chế thậm chí là không rút tiền mặt từ thẻ tín dụng vì ngay từ thời điểm rút tiền bạn đã bắt đầu bị tính lãi và phí rút tiền rất cao chiếm khoảng 4% (tối thiểu 50.000đ – 60.000đ tùy ngân hàng); lãi suất dao động từ 20 – 30%/năm. Hãy luôn ghi nhớ điều này để tránh lãng phí một khoản tiền không hề nhỏ! Dù thế nào, tuyệt đối không rút tiền mặt trực tiếp từ thẻ tín dụng nhé!
Bỏ túi ngay những tuyệt chiêu ở trên nhé! Nó sẽ khiến bạn tận dụng triệt để lợi ích mà thẻ tín dụng mang lại, sử dụng thẻ tín dụng một cách hiệu quả nhất. Đồng thời, bạn còn có thể tự kiểm soát các khoản chi tiêu của mình để trở thành một người tiêu dùng thông thái!
Có thể tham khảo thêm: Đầu tư mua sắm những vật dụng “đắt tiền” trong nhà: Khoản đầu tư lãi không hề lỗ!