Mẹo tiết kiệm tiền tối đa mà không phải chi tiêu khắt khe

1523

Làm thế nào để tiết kiệm tiền tối đa mà không phải sống hay chi tiêu quá kiêng khem khổ sở. Cùng tìm hiểu với Ước mơ và Hạnh phúc nhé.

Tiết kiệm luôn là một thói quen tốt trong việc quản lý và xây dựng nền tảng tài chính vững chắc. Có nhiều cách tiết kiệm tiền, nhưng làm sao tiết kiệm tiền tối đa nhưng bạn không cần phải sống khổ sở và chi tiêu quá khắt khe? Những cách dưới đây sẽ giúp bạn chi tiêu và tiết kiệm hợp lý để nhanh chóng đạt được số tiền tiết kiệm tối đa.

1. Tiết kiệm cố định

Bạn phải luôn đặt ra những mục tiêu tài chính ngắn hạn, trung hạn và dài hạn để thiết lập những khoản tiết kiệm cố định cho các mục tiêu đó. Sau đó, bạn đăng ký gói tiết kiệm tự động gửi góp hằng tháng cho từng mục tiêu. 

Cách tiết kiệm tiền tối đa
Lập ra những mục tiêu cụ thể để nhanh chóng đạt được số tiền mong muốn

Để tiết kiệm tiền tối đa và đạt được mục tiêu nhanh nhất, bạn cần xác định những yếu tố sau:

  • Mục tiêu tiết kiệm tiền cụ thể: Qũy hưu trí, sửa nhà, mua xe, tổ chức lễ cưới, du lịch dài ngày, tiết kiệm cho kế hoạch sinh con và nuôi con, quỹ học đại học cho con, quỹ du học cho con,…
  • Khoản tiền tiết kiệm mục tiêu: Bạn cần bao nhiêu tiền để thực hiện mục tiêu đó, 10 triệu, 50 triệu hay 500 triệu?
  • Thời gian để đạt được: Nên đặt ra mục tiêu về thời gian để việc tiết kiệm có tính “kỷ luật” hơn. Bạn sẽ cố gắng đạt được mục tiêu nếu đặt ra giới hạn về thời gian tiết kiệm tiền. Bạn cần tối thiểu bao lâu để đạt được số tiền cần tiết kiệm? 12 tháng hay 24 tháng?
  • Số tiền cần tiết kiệm mỗi tháng: Nếu bạn có nhiều mục tiêu tiết kiệm, bạn có thể tiết kiệm số tiền khác nhau cho mỗi mục tiêu tùy theo khả năng tài chính và nhu cầu chi tiêu. Nếu còn độc thân, hãy cân nhắc tiết kiệm 30 – 40% thu nhập mỗi tháng. Nếu đã có gia đình, có con, bạn có thể giảm tỉ lệ này để phù hợp với hoàn cảnh thực tế mà vẫn có cách tiết kiệm tiền tối đa. 

2. Hạn chế chi tiêu bằng thẻ tín dụng

Để cắt giảm chi phí và việc chi tiêu quá mức, bạn nên hạn chế “quẹt” thẻ tín dụng khi mua sắm, chi tiêu. Những người có thu nhập trung bình thông thường sẽ sở hữu 1 – 3 thẻ tín dụng để chi tiêu. Tuy nhiên, mức phí duy trì của thẻ tín dụng không hề thấp, từ 400.000 đồng/năm/thẻ trở lên. Ngoài mức phí thường niên, bạn còn phải chi trả khá nhiều loại phí liên quan đến việc sử dụng thẻ tín dụng. Rất nhiều người không để tâm đến các khoản phí nhỏ này, nhưng nếu cộng dồn trong vài tháng hoặc một năm thì số tiền phí đáng kể, tiêu tốn một lượng tiền lớn và ảnh hưởng kế hoạch tiết kiệm tiền.

Nhưng lí do khiến thẻ tín dụng trở thành rào cản lớn trong việc thực hiện kế hoạch tiết kiệm tiền là đặc điểm sử dụng của nó. Thông thường, hạn mức tín dụng thường sẽ cao hơn gấp nhiều lần so với thu nhập của bạn, điều này sẽ dẫn đến việc chi tiêu quá nhiều, đôi khi nhiều hơn thu nhập thực tế khiến bạn rơi vào tình trạng thiếu tiền, mắc nợ.

Ngoài ra, việc chi tiêu trước, trả tiền sau thúc đẩy bạn chi tiêu nhiều hơn và có xu hướng vượt khỏi kế hoạch chi tiêu ban đầu. 

Vì vậy, thói quen chi tiêu bằng thẻ tín dụng sẽ khiến bạn khó quản lý các dòng tiền mỗi tháng. Vì vậy, kế hoạch tiết kiệm tiền của bạn sẽ bị ảnh hưởng lớn và khó đạt được mục tiêu trong thời gian nhất định.

3. Lập kế hoạch chi tiêu

Bên cạnh những cách tiết kiệm tiền, bạn nên học những kỹ năng quan trọng trong việc quản lý chi tiêu để nhanh đạt được số tiền tiết kiệm tối đa. Hãy áp dụng phương pháp 6 chiếc hũ để chi tiêu theo kế hoạch dễ dàng hơn.

Cách tiết kiệm tiền tối đa hiệu quả nhất
Chi tiêu có kế hoạch để đạt được mua tiêu tiết kiệm tiền tối đa.

Trong đó, bạn sẽ phân chia thu nhập của mình vào 6 chiếc hũ:

  • Hũ 1 (Chi phí thiết yếu): Bạn dành 55% tổng thu nhập mỗi tháng cho những loại chi phí sinh hoạt như: ăn uống, mua sắm, điện nước, điện thoại… 
  • Hũ 2 (Tài khoản tiết kiệm tiêu dùng): 10% thu nhập mỗi tháng để tiết kiệm cho những kế hoạch lớn như: kết hôn, mua nhà, sinh con, đầu tư,… 
  • Hũ 3 (Tài khoản giáo dục): 5% thu nhập mỗi tháng để đầu tư vào giáo dục, nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng sống cần thiết.
  • Hũ 4 (Tài khoản đầu tư): 10% thu nhập mỗi tháng để đầu tư sinh lãi như gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, bất động sản,…
  • Hũ 5 (Tài khoản hưởng thụ): 10% thu nhập cho các hoạt động vui chơi, giải trí, giao tiếp xã hội,…
  • Hũ 6 (Tài khoản cho đi): 5% thu nhập mỗi tháng cho việc giúp đỡ người khác

Có thể thấy, việc chi tiêu phải đi đôi với kế hoạch tiết kiệm để bạn nhanh chóng đạt được số tiền mục tiêu mà không cần phải chi tiêu quá khắt khe, khổ sở. Hãy nhớ rằng tiết kiệm rất cần thiết, nhưng đầu tư cho bản thân và những mối quan hệ xã hội cũng quan trọng không kém. Vì vậy, hãy cân đối chi tiêu và tiết kiệm hợp lý để có cách tiết kiệm tiền tối đa mà vẫn thoải mái tận hưởng cuộc sống. 

0 / 5. 0