Những bước quan trọng cần làm khi bị đánh cắp thông tin tài chính cá nhân

1010

Đánh cắp thông tin cá nhân ngày nay rất đáng báo động, đặc biệt là những thông tin về tài chính. Nếu bị lấy cắp các thông tin mật này, có thể dẫn đến việc tài khoản, tiền trong giao dịch của bạn sẽ bị mất sạch. Vậy, chúng ta nên làm gì khi các thông tin quan trọng bị lấy cắp?

Tác hại của việc bị đánh cắp thông tin tài chính cá nhân

Thông tin tài chính cá nhân có thể hiểu là các dữ liệu được sử dụng trong những giao dịch về tài chính của một người nào đó. Các thông tin thường phổ biến như thông tin ngân hàng, tài khoản thanh toán, thông tin về bảo hiểm và các giao dịch thanh toán khác. Tóm lại, trong các hoạt động này, bạn cần một tài khoản mới có thể thực hiện các giao dịch tài chính cá nhân.

Làm khi bị đánh cắp thông tin tài chính cá nhân
Bị mất thông tin tài chính cá nhân vô cùng nguy hiểm

Vậy, người khác đánh cắp thông tin cá nhân về tài chính với mục đích gì? Họ sẽ sử dụng các tài khoản của bạn để thực hiện những giao dịch tài chính với mục đích có sẵn. Điển hình như thanh toán hóa đơn, thực thi các giao dịch tài chính trực tuyến lừa đảo hay chuyển tiền ra khỏi tài khoản ngân hàng. 

4 bước cần làm khi bị đánh cắp thông tin tài chính cá nhân quan trọng

Đầu tiên, không thể phủ nhận rằng một khi bạn đã bị đánh cắp thông tin cá nhân về tài chính thì chắc chắn tài khoản của bạn đã bị thất thoát ít nhiều về tiền bạc. Tuy nhiên, còn nước còn tát, bạn hãy làm theo cách cách dưới đây để lấy lại thông tin cũng như số tiền còn lại trong tài khoản của mình.

1. Liên lạc với cơ quan chức năng khóa ngay các tài khoản cá nhân

Đây là việc làm vô cùng quan trọng. Sau khi bạn bị lấy cắp thông tin, kẻ trộm sẽ có thể đổi mật khẩu, tên tài khoản. Tuy nhiên, việc này không phải chỉ làm trong thời gian ngắn mà có thể hoàn thành. Chính vì vậy, bạn có thể liên lạc với ngân hàng chính hay các cơ quan chức năng khác khóa ngay tài khoản lại. Việc này sẽ giúp bạn hạn chế số tiền bị thất thoát một cách tối ưu nhất.

2. Thiết lập lại mật khẩu, mã pin, câu hỏi bảo mật

Hãy xác nhận lại các thông tin cá nhân của bạn, sau đó thay đổi mật khẩu, mã pin hay câu hỏi bảo mật mỗi khi truy cập tài khoản. Đây là giải pháp giúp bạn bảo vệ tài khoản của mình, ngăn chặn hành vi của kẻ xấu muốn xâm hại.

3. Kiểm tra thiệt hại

Sau khi bạn thấy dấu hiệu thông tin tài chính của mình đã bị đánh cắp, hãy kiểm tra ngay số tiền có trong các tài khoản xem có thất thoát không. Các thông tin có bị thay đổi gì không,…

Làm khi bị đánh cắp thông tin tài chính cá nhân
Liên lạc với cơ quan chức năng để hạn chế rủi ro

4. “Cứu” số tiền bị lấy cắp

Trong trường hợp giao dịch trực tuyến, bạn có thể lấy lại số tiền đã mất nếu giao dịch thực hiện trong vòng 24h. Thường các trung gian thanh toán sẽ lưu giữ thông tin giao dịch và sau đó 1 ngày họ mới tiến hành thực hiện. Chính vì vậy, nếu phát hiện bị đánh cắp thông tin cá nhân và nhận thấy tiền trong tài khoản bị thất thoát, bạn hãy báo với công an, các cơ quan chức năng để thu hồi số tiền chưa bị giao dịch đó. 

Cách phòng chống bị đánh cắp thông tin cá nhân

Ông bà ta thường có câu: Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Chính vì vậy, bạn hãy tìm cách bào mật, ngăn chặn những tác nhân dẫn đến việc bị đánh cắp thông tin cá nhân về tài chính. Hãy cẩn trọng với mọi giao dịch, đặc biệt là giao dịch với các bên thứ 3, trung gian hay thanh toán trực tuyến.

Làm khi bị đánh cắp thông tin tài chính cá nhân
Tránh cung cấp thông tin cá nhân ra ngoài

Đặc biệt, bạn phải đề phòng các cuộc gọi thoại, email hỏi về các thông tin tài chính. Trò lừa đảo ngày càng tinh vi, chính vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào thì bạn cũng không nên cung cấp các thông tin tài chính quan trọng. Nên cài đặt và duy trì các phần mềm chống virus, các bộ lọc về thư email để tránh những thông tin spam, nguy hiểm. Và cuối cùng, hãy bảo mật tài khoản nhiều lớp, phức tạp để giảm thiểu rủi ro bị kẻ xấu hack tài khoản thành công.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích khi bạn bị đánh cắp thông tin cá nhân về tài chính quan trọng. Hãy luôn cảnh giác, đề phòng và bảo mật các thông tin, tài khoản tài chính để tránh bị kẻ xấu lợi dụng bạn nhé!

0 / 5. 0