Những khái niệm về tiền bạc trẻ cần biết ngay từ khi còn nhỏ

1892
Day Tre Khai Niem Ve Ngan Sach

Nhiều thế hệ học sinh kết thúc 12 năm học và bước vào đời thiếu đi những khái niệm về tiền bạc, cách phát triển lẫn quản lí nguồn tiền. Thực tế, những kiến thức quản lý tài chính như cách lên kế hoạch tài chính, mở tài khoản hưu trí, khác biệt giàu nghèo trong xã hội, hay hệ thống thuế nên được dạy cho trẻ từ khi còn nhỏ.

Dưới đây là những gợi ý về cách dạy cho con trẻ những khái niệm về tiền bạc ngay từ khi còn nhỏ.

Đề tài tiền bạc là một trong những chủ đề bị bỏ quên trong hệ thống giáo dục chính thức, chúng ta học rất nhiều về các phép toán cộng trừ nhân chia, nhưng các khái niệm này lại hiếm hoặc không bao giờ được áp dụng vào kiến thức và phương pháp quản lí tài chính ở bậc học phổ thông. 

Để giúp con trẻ hiểu đúng về tiền bạc, cũng như cách sử dụng và phát triển nguồn tài chính cá nhân, các bậc cha mẹ nên nắm thế chủ động trong việc dạy trẻ và giúp trẻ phát triển kiến thức, khả năng tự suy nghĩ, và biết cách áp dụng những bài học này vào tương lai dù gần hay xa.

1. Chia sẻ những sai lầm về tiền bạn bạn đã mắc phải

Phần lớn chúng ta lớn lên trong gia đình với phụ huynh ít khi bàn bạc công khai về vấn đề tài chính trước mặt con trẻ. Chủ đề tiền bạc thường được dán nhãn chuyện người lớn, hay đôi khi trẻ vô tình nghe một vài câu cảm thán hay ý kiến riêng của bố mẹ về tiền “bạc”.

Chỉ vài thế hệ gần đây, chúng ta mới biết đến thẻ tín dụng và các khái niệm liên quan như tích luỹ điểm tín dụng, vay nợ tín dụng. Và không phải người lớn nào cũng thông thạo và sử dụng các dịch vụ này một cách phù hợp.

Hãy cởi mở chia sẻ với con ngay ở độ tuổi nhỏ những khái niệm cơ bản về tiền và hệ thống tài chính trong xã hội bằng những giải thích đơn giản, giúp trẻ hình dung được tiền và giá trị của nó. Khi trẻ ở độ tuổi lớn hơn, đừng ngại chia sẻ với con những bài học, thành công và cả thất bạn mà bố mẹ đã mắc phải trong quá trình quản lí tài chính cá nhân và gia đình. Bố mẹ chính là những ví dụ thực tế nhất cho con trẻ thấy được tầm quan trọng của việc sử dụng và phát triển tiền một cách hợp lí, cũng như những hệ quả mà sai lầm về tài chính mang lại.

Những khái niệm về tiền bạc trẻ cần biết ngay từ khi còn nhỏ
Trang bị những kiến thức tài chính cơ bản cho trẻ từ nhỏ.

2. Giải thích giá trị của lãi kép, khái niệm về tiền bạc

Một trong những bài học quan trọng nhất về tài chính là cách lãi kép sản sinh sự giàu có. 

Lãi kép là một khái niệm từ việc một tài khoản gốc sản sinh lãi thông qua tài khoản tiết kiệm ngân hàng hay họạt động đầu tư, sau đó khoản lãi này được thêm vào tài khoản gốc ban đầu và tiếp tục sản sinh thêm lãi lặp lại theo thời gian. Chính việc tái nhập lãi vào tài khoản gốc tạo ra nhiều lãi hơn đã đem lại tên gọi của lãi kép. 

Bạn có thể cho con vừa học vừa thực hành khái niệm này bằng cách lập ra một tài khoản tiết kiệm cho con, và sau một thời gian cho con thấy bảng sao kê tài khoản để con thấy được tiền đã “sinh” thêm lãi mới như thế nào. Việc này giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của lãi kép và lợi ích của việc tiết kiệm và đầu tư, trẻ sẽ thêm háo hức khi thấy quỹ riêng của mình được phát triển. Khi con đến tuổi trưởng thành, bố mẹ có thể động viên con sử dụng quỹ này vào quỹ giáo dục của chính con. 

Có thể bạn quan tâm: Mách bạn cách dạy trẻ ngừng tiêu xài hoang phí

3. Hướng dẫn con cách lên kế hoạch ngân sách 

Như tất cả các kĩ năng khác, lên kế hoạch ngân sách cần thời gian luyện tập để nắm vững. Con bắt đầu thực hành kĩ năng này càng sớm, con càng có khả năng đưa ra những quyết định chính xác cho những tình huống phức tạp hơn về sau. 

Đặt trường hợp trẻ đòi mua 2 món đồ chơi với giá 20 và 15 ngàn, nếu bạn đồng ý yêu cầu này của trẻ, hãy cho con ngân sách cá nhân 30 ngàn và khuyến khích con tự suy nghĩ và ra quyết định, bạn có thể lắng nghe giải thích về lựa chọn của con sau đó và nói thêm cho trẻ những kĩ năng khác về việc lập ngân sách. 

Hướng dẫn con cách lên kế hoạch ngân sách
Dạy trẻ những khái niệm về ngân sách.

4. Cho con cơ hội được phạm sai lầm về tiền bạc

Hãy để cho con mắc những sai lầm nhỏ khi vẫn còn ở trong gia đình và được bố mẹ giúp đỡ, còn hơn là những sai lầm lớn sau này sẽ khiến con hối hận trong một thời gian dài. 

Khi trẻ đến tuổi được nhận tiền tiêu vặt hàng tháng, hãy coi khoản tiền này như tiền lương cho một số việc nhà nhất định, bàn bạc với con về những khoản chi tiêu trong tháng vừa qua để giúp trẻ nhận ra thói quen và mức độ chi tiêu của bản thân. Nếu trẻ tiêu tiền vào những mục không hợp lí, trẻ sẽ phải “lao động” nhiều hơn để bù lại cho sự số tiền đã mất đi. 

Bài viết liên quan: 09 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hữu ích

 5. Dạy con cách cho đi 

Với thời đại trực tuyến và quảng cáo di động, trẻ sẽ dễ dàng bị cuốn hút với quá nhiều lựa chọn mà chúng có thể mua một cách không suy nghĩ. Nếu không được hướng dẫn, trẻ dễ dàng sử dụng tiền mà không cần suy nghĩ. 

Nếu trẻ đã được nhận tiền tiêu vặt, khuyến khích trẻ trích ra một phần cho các vấn đề xà hội mà trẻ quan tâm. Có thể là Hội động vật, Hội bảo vệ môi trường, hoặc những mái ấm trong khu vực lân cận. 

Việc cho đi một phần trong tài khoản cá nhân sẽ giúp trẻ nhận thức được sự may mắn của bản thân cũng như hiểu rõ được số tiền mình đang có. Trẻ thấy được tầm quan trọng của việc cống hiến, khả năng thể hiện quan điểm và vai trò của bản thân trong việc ủng hộ các vấn đề xã hội mà trẻ quan tâm.


Cha mẹ chính là tấm gương cụ thể và gần gũi nhất cho trẻ học tập về tiền bạc, cho dù việc bắt đầu cởi mở về chủ đề này có khó khăn thế nào chăng nữa, đây chính là một trong những món quà quan trọng nhất mà bạn có thể cho con khi con vẫn còn trong “vùng an toàn”. 

0 / 5. 0