Bạn gặp khó khăn trong việc dạy con mình cách sử dụng tiền bạc? Tham khảo ngay 4 bước dạy trẻ không tiêu xài hoang phí dưới đây và thực hành ngay nhé!
Một ngày nọ, trẻ nói với bạn rằng mình không còn tiền tiêu vặt nữa. Trong khi bạn mới cho trẻ hôm qua. Lúc ấy bạn sẽ phản ứng như thế nào?
1. Nổi giận và mắng bé hoang phí.
2. Tìm hiểu nguyên nhân vì sao trẻ hết tiền và khuyên trẻ ngừng tiêu xài hoang phí.
Ai trong chúng ta cũng chọn cách 2.
Nhưng khi đối mặt chuyện đó thì ai cũng hành động theo cách 1.
Cảm giác trẻ hoang phí tiền bạc luôn khiến bạn phải “đứng ngồi không yên”. Bởi vì bạn không hề muốn số tiền mình làm lụng cực khổ để trẻ tiêu xài hoang phí. Nhưng bạn quên rằng, ngay cả chính bạn, khi còn ở độ tuổi như trẻ, bạn cũng không hiểu được thực sự bản chất tiền là gì, tiền từ đâu đến. Khi bạn có tiền trong tay, thói quen của bạn cũng chỉ là mua món đồ mà mình yêu thích. Cho đến khi nào hết số tiền mới thôi.
Vì thế, việc trách mắng trẻ về vấn đề tiền bạc hãy còn quá sớm. Tất nhiên, bạn sẽ có những phương pháp khác. Và dưới đây là cách hiệu quả để bạn có thể dạy trẻ ngừng tiêu xài hoang phí.
Nội dung
Bước 1: Bắt đầu từ sự quan tâm chân thành để bắt đầu phương pháp dừng tiêu xài hoang phí cho trẻ
Trẻ tiêu hết số tiền của mình một cách nhanh chóng chắc chắn phải có lí do. Bước đầu tiên bạn nên bắt đầu hỏi trẻ lí do vì sao lại nhanh chóng tiêu hết tiền đó. Hãy sử dụng câu nói thần kỳ đó là “Ba/mẹ sẽ không la con…”. Trẻ sẽ mạnh dạn hơn trong việc bày tỏ lý do vì sao mình lại nhanh chóng sử dụng hết số tiền đó. Và chắc chắn là sau khi nghe xong, bạn sẽ hiểu được trẻ hơn. Và từ đó có cách để nuôi dạy trẻ tốt hơn. Nhất là khi dạy cho trẻ những bài học đầu đời về tiền bạc.
Có thể bạn đang quan tâm: 4 thông tin cần nắm về hình thức vay tiêu dùng lãi suất thấp
Bước 2: Hãy giải thích cho trẻ số tiền ấy từ đâu mà có
Nếu số tiền trẻ đã tiêu phí là của riêng mình thì trẻ có quyền sử dụng theo cách mà mình muốn.
Nhưng nếu đây là tiền bạn cho trẻ thì trẻ cần phải có trách nhiệm với số tiền đó.
Hãy nhẹ nhàng giải thích cho trẻ rằng, để có được số tiền đó, bạn phải làm việc vất vả như thế nào và tiết kiệm ra sao. Và tất nhiên, bạn cũng nên nói thêm với trẻ rằng bạn yêu trẻ đến như thế nào và luôn mong muốn mang đến cho trẻ những điều tốt đẹp nhất. Để rồi từ đó trẻ có thể biết quý trọng đồng tiền hơn.
Bước 3: Dạy cho trẻ hiểu được về tiết kiệm
Đừng bao giờ nói những vấn đề quá to tát với bé. Ngay cả việc tiết kiệm cũng vậy. Bé sẽ không hiểu được nhiều những gì bạn nói. Điều quan trọng là bạn biết cách để nói về vấn đề tiết kiệm với trẻ một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Cụ thể là nếu trẻ biết tiết kiệm lại một chút thì chắc chắn sẽ có đủ tiền để mua những món đồ khác mà trẻ yêu thích. Hay là bỏ ống heo để dành mua đồ cuối năm. Hãy để trẻ tiết kiệm trong sự tự nguyện, đừng nên quá gò ép trẻ.
Bước 4: Luôn cho trẻ cơ hội
Bạn muốn trẻ tiêu xài tiết kiệm hơn thì bạn phải cho trẻ cơ hội để được tiếp tục. Cụ thể cùng với một số tiền ấy, bạn để trẻ tiếp tục dùng nó và tiêu vặt. Sau đó bạn sẽ hỏi trẻ rằng trẻ đã chi tiêu số tiền ấy như thế nào. Chắc chắn trẻ sẽ hào hứng khoe với bạn rằng trẻ đã tiết kiệm được tiền như thế nào. Và tất nhiên cũng đừng quên lời khích lệ để trẻ cố gắng phát huy bạn nhé!
Dạy trẻ con vốn không phải là điều đơn giản. Bạn thực sự phải là một người phụ huynh tâm lý để đem lại cho trẻ những bài học sâu sắc hơn. Ngay cả với chuyện tiết kiệm và ngưng tiêu xài hoang phí cũng vậy. Chỉ cần bạn tiếp cận với trẻ đúng vấn đề, trẻ sẽ tiếp thu được điều đó rất nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm: