Chúng ta thường nghe nói nhiều về nợ tốt và nợ xấu. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về khái niệm nợ tốt. Nợ tốt là gì và những đặc điểm để được gọi là nợ tốt này.
Nội dung
Nợ tốt là gì? Tại sao nói có một khoản nợ chưa hẳn là việc xấu
Chắc chắn có một lập luận được đưa ra rằng không có nợ nào là nợ tốt. Tuy nhiên đối với nhiều người, vay tiền là cách duy nhất để họ có đủ đủ khả năng sở hữu các tài sản lớn. Ví dụ như nhà hay xe hơi, hay học phí đại học. Thậm chí có rất ít người kiếm đủ tiền để có thể tự chi trả cho các khoản này. Đừng quá lo lắng về nợ. Điều quan trọng nhất mà bạn nên cân nhắc đó là liệu khoản nợ phát sinh là nợ tốt hay nợ xấu. Nợ tốt được định nghĩa là những khoản đầu tư sẽ tăng giá trị hoặc tạo thu nhập dài hạn trong tương lai cho người đi vay.
Một số ví dụ điển hình của nợ tốt
1. Các khoản vay sinh viên
Các khoản vay dùng để chi trả cho học phí đại học là một ví dụ hoàn hảo cho câu hỏi nợ tốt là gì. Trước hết, các khoản vay sinh viên thường có lãi suất rất thấp so với các loại nợ khác. Thứ hai, giáo dục đại học làm tăng giá trị của bạn. Đồng thời nó giúp bạn tăng thu nhập nhờ vào giá trị đó trong tương lai. Nhìn chung, một cá nhân càng có trình độ học vấn cao thì khả năng kiếm tiền của người đó càng lớn. Giáo dục cũng có mối tương quan tích cực với khả năng tìm kiếm việc làm. Những người lao động có trình độ học vấn cao có nhiều khả năng được trả lương cao. Họ cũng có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội mới hơn khi có nhu cầu.
Một khoản đầu tư vào bậc đại học có thể được trả trong vòng vài năm sau khi sinh viên ra trường và có công việc đầu tiên. Để tối đa hóa giá trị của các khoản vay sinh viên, các chương trình phải được lựa chọn cẩn thận. Nếu không có công việc ổn định hoặc kiếm được ít tiền từ công việc đó sau khi ra trường, khoản vay sinh viên của bạn có thể nhanh chóng biến thành nợ xấu.
2. Vay mua và sửa nhà
Khoản vay này cũng là một ví dụ cho thắc mắc nợ tốt là gì. Giống như các khoản vay sinh viên, vay mua hay sửa nhà thường có lãi suất thấp hơn các khoản nợ khác. Thêm vào đó, tiền lãi hằng tháng còn được khấu trừ thuế. Mặc dù đây là các khoản vay dài hạn (lên đến 48 tháng), các khoản thanh toán hàng tháng tương đối thấp cho phép bạn giữ phần còn lại cho các khoản đầu tư. Hoặc bạn có thể dùng chúng trong những trường hợp khẩn cấp. Lý tưởng nhất đó là căn nhà của bạn tăng giá trị theo thời gian. Giá trị tăng thêm này đủ để bù qua tiền lãi bạn đã trả trong thời gian đó.
3. Vay mua ô tô
Đây cũng là một ví dụ khác giúp bạn hiểu nợ tốt là gì. Đặc biệt nếu như chiếc ô tô đó là phương tiện thiết yếu phục vụ cho việc kinh doanh của bạn. Không giống như nhà cửa, xe hơi và xe tải sẽ dần bị mất giá trị theo thời gian. Vì vậy để có lợi ích cao nhất, bạn hãy trả trước cho mặt hàng này càng nhiều càng tốt. Như vậy bạn sẽ không phải chi quá nhiều cho khoản lãi suất cao hàng tháng cho chiếc xe.
4. Vay tiền thành lập doanh nghiệp
Kiếm tiền là một trong những lý do chính để bắt đầu một doanh nghiệp nhỏ. Khi đó bạn sẽ không tránh được sự phụ thuộc về mặt tài chính. Đặc biệt bạn đang chập chững những bước đi khởi nghiệp đầu tiên. Sự hỗ trợ của các khoản vay của các tổ chức tín dụng sẽ giúp bạn có tiền để duy trì hoạt động của công ty. Cộng với một chút may mắn, bạn có thể biến những ý tưởng của mình thành một công việc kinh doanh sinh nhiều lợi nhuận. Một khi đã đủ mạnh, bạn có thể đưa công ty của mình lên sàn chứng khoán (IPO). Điều này có thể mang lại sự giàu có hơn cho bạn. Giống như giáo dục, khoản vay thành lập doanh nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhiều doanh nghiệp nhỏ đã và đang thất bại hằng ngày. Nhưng cơ hội thành công của bạn sẽ lớn hơn nếu tham gia vào lĩnh vực mà bạn đam mê và có kiến thức. Đây là một minh họa nữa cho câu hỏi nợ tốt là gì.
5. Các khoản nợ có lãi suất thấp
Nợ tốt là gì khác? Nó có thể đơn giản là nợ lãi suất thấp. Các khoản vay vốn chủ sở hữu thường được coi là nợ tốt. Vì lãi suất của chúng thấp hơn các loại nợ khác như cho thẻ tín dụng.
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này đã phần nào giúp bạn giải đáp thắc mắc nợ tốt là gì. Trước khi quyết định vay nợ, hãy luôn nhớ rằng bạn phải sử dụng khoản tiền đó một cách thông minh nhất.