Nợ xấu bao lâu được xóa ? Và cần làm gì để có thể xóa được nợ xấu thành công? Tham khảo bài viết nhé!
Khái quát về các nhóm nợ xấu
Khái niệm “nợ xấu” được quy định theo luật của Ngân Hàng Nhà Nước còn nợ tín dụng thì lại do CIC quản lý. Đây là viết tắt của Credit Information Center hay còn gọi là Trung Tâm Thông Tin Tín Dụng (trực thuộc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam). Tổ chức này sẽ có nhiệm vụ thống kê, lưu trữ, phân tích, dự báo những thông tin, tài khoản về tín dụng cho yêu cầu quản lý của ngân hàng hàng nhà nước. Nợ xấu bản chất là một khoản nợ quá hạn mà ngân hàng hoặc các công ty tài chính nhận thấy rủi ro về khả năng thu hồi vốn của mình. Các loại nợ này sẽ được chia thành các nhóm nợ khác nhau, và theo mức độ tăng dần về tính nghiêm trọng.
Cụ thể theo khoản 3, điều 1, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc phân chia các loại nợ thì nợ sẽ gồm 5 nhóm chính sau:
- Nhóm 1 là nợ đủ tiêu chuẩn. Bao gồm các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ các gốc lẫn lãi đúng hạn. Hoặc các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và các tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc lẫn lãi đúng hạn.
- Nhóm 2 là nợ cần chú ý. Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày. Hoặc là các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với các khách hàng là doanh nghiệp hoặc tổ chức).
- Nhóm 3 là nợ dưới tiêu chuẩn. Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày. Hoặc là các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu. Hoặc các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không có khả năng trả nợ trong thời hạn thực hiện hợp đồng.
- Nhóm 4 là nợ nghi ngờ. Bao gồm các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày. Hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày.
- Nhóm 5 là nợ có khả năng mất vốn. Bao gồm các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. Hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên.
Như vậy với quy định chung, thì nợ xấu được xem xét tương đương với nhóm 3 trở lên. Nhưng riêng đối với các khoản vay tín chấp thì cả 5 nhóm đều được xét là nhóm “nợ xấu”. Ngay cả nợ nhóm 1 vẫn có yếu tố gây rủi ro trong quá trình thu hồi vốn.
Thời gian để được xóa nợ xấu
Mỗi nhóm nợ xấu có thời gian xóa nợ như sau:
- Nợ xấu nhóm 1: Được cấp vốn ngay.
- Nợ xấu nhóm 2: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 1 năm. Sau 1 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay.
- Nợ xấu từ nhóm 3 – nhóm 5: Lịch sử nợ xấu được xóa sau 5 năm. Sau 5 năm thì khách hàng sẽ tiếp tục được vay trở lại.
Làm gì để xóa nợ xấu?
Xóa nợ xấu là việc rất cần thiết để tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn. Biện pháp cụ thể để cải thiện tình trạng nợ xấu, tiến tới xóa lịch sử bị nợ xấu của mình trong hệ thống, giữ thông tin tài chính cá nhân “sạch đẹp” bao gồm:
- Thanh toán ngay các khoản vay dưới 10 triệu đồng. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán sẽ không xuất hiện trong lịch sử tín dụng. Do đó, thanh toán ngay những khoản nợ nhỏ sẽ giúp lịch sử tín dụng bạn trong sạch hơn.
- Thu xếp tài chính để tất toán những khoản vay trên 10 triệu đồng càng sớm càng tốt. Thông tin lịch sử tín dụng được cập nhật hàng tháng và theo quy định, sau 12 tháng trả hết nợ xấu nhóm 2, nợ xấu sẽ được xóa khỏi lịch sử tín dụng.
- Đăng ký nhận báo cáo tín dụng để hành động kịp thời, tránh để nợ xấu từ nhóm 2 rơi tiếp vào nhóm 3 đến nhóm 5 vì nhóm nợ xấu này mất đến 5 năm mới có thể xóa được.
Nợ xấu, dù là ở nhóm nào thì rồi cũng sẽ được xóa sau một thời gian. Do đó khi là người đi vay, bạn luôn chú ý thanh toán số tiền trả nợ đúng hạn để tránh trường hợp bị rơi vào nợ xấu bạn nhé!