Làm gì để đạt được ổn định tài chính ngay khi vừa mới tốt nghiệp?

1117
On Dinh Tai Chinh

Phần lớn các bạn sinh viên sau khi tốt nghiệp bước vào cuộc sống trưởng thành sẽ có ít kiến thức và kinh nghiệm về quản lý để ổn định tài chính cá nhân. Điều này dẫn đến tình trạng khủng hoảng tài chính nghiêm trọng như nợ tín dụng dài hạn số lượng lớn, hay thu bao nhiêu chi hết bấy nhiêu, chưa hết tháng đã hết ngân sách. Những thói quen xấu về tài chính này tưởng chừng nhỏ nhưng thực sự sẽ tổn hại lâu dài đến nguồn tài chính cá nhân. Cùng tìm hiểu cách thiết lập những thói quen và phong cách sống để xây dựng nguồn tài chính cá nhân ổn định ngay trong giai đoạn đầu phát triển sự nghiệp nhé. 

1. Chọn mua những món quan trọng như thịt cá rau củ đầu tiên khi đi siêu thị

Đừng bắt đầu mua sắm với một ý tưởng mơ hồ như là món ăn vặt hay thức uống, hãy chuẩn bị cho mình một danh sách cụ thể những thứ cần mua cho cả tuần sắp đến, không chỉ là một hay hai bữa ăn. Bạn sẽ tránh những quyết định mua sắm bộc phát theo cảm tính và đảm bảo mình có đủ lượng nguyên vật liệu để chế biến cho suốt tuần. 

2. Thiết lập một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ

Thiet Lap Che Do Dinh Duong Cho Suc Khoe
Thiết lập một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ.

Tăng cường lượng rau củ, trái cây và giảm bớt các nguồn cung cấp calo cao như thịt hay sản phẩm bơ sữa. Điều này không có nghĩa là bạn phải tạm biệt hết tất cả các món ăn yêu thích, bạn chỉ cần chú tâm vào việc cân bằng các chất dinh dưỡng cho bản thân cho các bữa ăn thông thường không nằm trong dịp đặc biệt. Khi ở độ tuổi cao hơn, bạn sẽ nhận thấy rõ rệt các tác động tích cực mà chế độ dinh dưỡng nhiều rau củ ít thịt này đem lại. Một thể chất và tinh thần tốt sẽ giảm nguy cơ cho các vấn đề về sức khoẻ như tim mạch, khả năng tiêu hoá. 

3. Nấu tại nhà cho hầu hết các bữa ăn

Khi đi học chúng ta dễ dàng có thói quen ăn tiệm và không ăn ở nhà. Theo thời gian, chi tiêu này sẽ cộng dồn thành một khoản chi phí không hề nhỏ cho ngân sách hằng tháng, Chuẩn bị các bữa ăn tại nhà vừa sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều tiền, thức ăn và khẩu phần vừa ý lại đủ chất hơn khi mua ở tiệm. Bạn cũng có thể đem phần dư của các bữa ăn này đến công ty cho bữa trưa ngày hôm sau, tiết kiệm và tiện lợi. 

Thiet Lap Che Do Dinh Duong Cho Suc Khoe
Chuẩn bị thức ăn tại nhà là một cách tiết kiệm chi phí và tốt cho sức khoẻ.

4. Tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng liên quan đến sở thích của bạn

Một trong những vấn đề thường gặp cho những người trong độ tuổi làm việc là không có một sở thích cá nhân để làm khi hết giờ làm việc hay cuối tuần. Bạn nên xem xét những sở thích hay đam mê mình có, và tham gia các hoạt động này ở các câu lạc bộ hay các buổi họp mặt. Chúng có thể là nấu ăn, nhiếp ảnh, vẽ tranh, hay thêu thùa. Hãy dành thời gian rảnh rỗi để khám phá thêm các sở thích của bản thân thay vì đầu tư vào mạng xã hội hay chỉ tập hợp ăn uống với bạn bè. 

5. Từ bỏ suy nghĩ phải gây “ấn tượng” với mọi người xung quanh bằng các vật dụng hay thương hiệu nổi tiếng

Việc chi tiêu cho các buổi đi chơi đắt tiền, hay các món đồ xa xỉ sẽ không giúp mọi người yêu quý hay coi trọng bạn hơn, mà đơn giản chỉ ngốn hết ngân sách vốn còn hạn hẹp của bạn. Đừng quan tâm quá nhiều việc mọi người sẽ nghĩ gì về mình. Bạn chỉ cần ăn mặc sạch sẽ và lịch sự để không tạo ấn tượng xấu trong mắt người đối diện. Thay vào việc mua sắm, bạn có để đầu tư thời gian để chăm sóc sức khoẻ thân thể và tinh thần của bản thân, và năng lượng tốt của bạn sẽ lan toả từ đó.

6. Dành thời gian trong giờ làm việc cho các hoạt động trao dồi kiến thức kĩ năng, hay phát triển các mối quan hệ chuyên nghiệp

Điều này không hề dễ dàng khi bạn có một việc làm việc bận rộn và thời gian cá nhân eo hẹp. Nhưng việc chú tâm dành ra một khoản thời gian nhất định để học thêm các kĩ năng hay kiến thức cần thiết cho công việc sẽ giúp bạn về lâu dài hơn bạn nghĩ. Chất lượng và hiệu suất làm việc chính là kết quả phản ánh cho nỗ lực này. Bạn sẽ dễ dàng được cất nhắc và trọng dụng hơn. Việc không ngừng học hỏi sẽ giúp bạn cập nhật các tin tức và xu hướng chuyên ngành mới nhất, giúp bạn biết được các chủ đề và kĩ năng mà bản thân cần trau dồi thêm.

Kết nối với đồng nghiệp hay các bậc tiền bối trong ngành là một phương thức tốt để giúp bạn học hỏi, xây dựng thương hiệu cá nhân, giúp ích cho các cơ hội thăng tiến hay các công việc mới. Bạn có thể bắt đầu với các mạng xã hội như Linkedin, các cuộc gặp gỡ chuyên ngành, hội nghị. Một khi bạn sẵn sàng, bạn sẽ dễ dàng tìm được các cơ hội nghề nghiệp mới. 

Thiet Lap Che Do Dinh Duong Cho Suc Khoe
Thường xuyên trau dồi các kiến thức chuyên ngành giúp tăng giá trị trong mắt lãnh đạo và nhà tuyển dụng.

7. Lên lịch tập thể dục đều đặn

Việc thường xuyên vận động sẽ giúp bạn có một cơ thể khoẻ mạnh và một sức khoẻ tốt. Giúp bạn cảm thấy tích cực và phấn khởi hơn, và đây cũng là một thói quen không tốn quá nhiều tiền hoặc thậm chí miễn phí. 

Bài đọc thêm: Vì sao vay tiêu dùng tín chấp được nhiều người lựa chọn?

8. Chọn mua quần áo chất lượng hoặc từ các cửa hàng secondhand

Thiet Lap Che Do Dinh Duong Cho Suc Khoe
Chọn mua quần áo chất lượng hoặc từ các cửa hàng secondhand.

Khi đi làm, chúng ta sẽ cần một số món đồ nhất định với độ bền và chất lượng cao. Vì vậy bạn nên đầu tư chọn mua đồ công sở ở các hãng nổi tiếng để đảm báo chất lượng từ đường may, mũi chỉ đến chất liệu, kiểu dáng cắt may. Các món quần áo hàng ngày còn lại bạn có thể chọn mua từ các cửa hàng secondhand, nếu bạn kiên nhẫn bạn có thể tìm thấy các món đồ với chất lượng cao và giá thành thấp hơn hẳn đồ mới. 

9. Thiết lập tài khoản dự phòng

Một khoản tiền được dành riêng sẵn sàng cho bạn sử dụng trong những lúc khẩn cấp như thất nghiệp hay tai nạn hay các chuyến đi phát sinh. Bạn nên để dành một khoản tiền đủ cho sinh hoạt cơ bản cho 3 đến 6 tháng và đừng phụ thuộc vào thẻ tín dụng.

Bạn có thể bắt đầu bằng một khoản tiền nhỏ 100 hay 500 ngàn tuỳ khả năng cá nhân chuyển khoản tự động từ tài khoản lương đến tài khoản dự phòng hằng tháng. Bạn sẽ tự cảm ơn bản thân khi có khoản tiền này sẵn sàng trong các trường hợp khẩn cấp.

10. Trả hết nợ tín dụng mỗi tháng

Cố gắng giải quyết sứt điểm nợ tín dụng hằng tháng một cách nhanh nhất có thể sau khi đã dành ra một khoản cho tiết kiệm và quỹ dự phòng. Mục đích của hành động này là đảm bảo việc bạn có đủ khả năng chi trả cho thẻ và tận hưởng cuộc sống trưởng thành. Nếu bạn gặp khỏ khăn trong việc trả hết nợ tín dụng, khả năng lớn bạn đang có mức sống cao hơn mức thu nhập và cần điều chỉnh phong cách chi tiêu hay khả năng thu nhập. 

Có những quyết định tài chính đúng đắn trong độ tuổi mới ra trường sẽ có lợi về lâu dài cho bạn trong sự nghiệp xây dựng nguồn tài chính ổn định cho cá nhân và gia đình mà không phải hi sinh cuộc sống giải trí hay sự tự do. Đừng để mạng xã hội, môi trường xung quanh, hay các cửa hàng mua sắm tác động lên những quyết định chi tiêu của bạn mà thay vào đó đầu tư thời gian tìm hiểu những thú vui và hoạt động phù hợp với sở thích và mức chi tiêu mong muốn của bạn. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm:

0 / 5. 0