Xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời và thực hiện theo kế hoạch sẽ giúp bạn có được những bước đi đúng đắn, định hướng đầu tư, chi tiêu cho bạn ngay từ bây giờ. Cùng tìm hiểu với Ước mơ và Hạnh phúc phương pháp xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân qua bài viết dưới đây nhé!
Cuộc sống ngày càng phát triển, con người cũng có những nhu cầu cao hơn cho cuộc sống của mình. Bất cứ ai cũng mong muốn sẽ có được cuộc sống sung túc và đầy đủ hơn khi về già. Nhưng ít ai biết được cách làm thế nào để có được một khoản tiền lớn để trang trải cho cuộc sống sau khi về già. Nhiều người nghĩ đến việc sẽ lập cho mình một kế hoạch tài chính cá nhân nhưng họ chưa biết nên bắt đầu từ đâu và bắt đầu như thế nào. Bài viết này sẽ giúp bạn giải quyết được những thắc mắc xoay quanh việc xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân trọn đời là như thế nào.
Nội dung
Thế nào là xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân cho bản thân trọn đời?
Xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời là cách bạn tạo ra cho mình một danh sách những việc cần phải làm trong tương lai để bạn có thể đạt được mục đích của mình. Những kế hoạch đó phải gắn liền với sự tính toán, tư duy cao.
Ví dụ, mục tiêu của bạn là về già sẽ có vài triệu đô để dưỡng già và để lại cho con cháu. Vậy ngay từ bây giờ, bạn hãy lên kế hoạch để đạt được mục tiêu đó bằng cách đầu tư, quản lý chi tiêu, tiết kiệm,…. Kế hoạch này phải được cập nhật và thay đổi theo thời gian để phù hợp với nền kinh tế thời đại.
Cách tạo được một kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời
Để bắt đầu có được cuộc sống sung túc hơn từ bây giờ, điều tiên quyết mà bạn cần phải làm chính là học cách xây dựng một kế hoạch tài chính cá nhân mang tính chất trọn đời và có trách nhiệm với kế hoạch mà mình đã đề ra.
Để lập được một kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời, bạn cần học cách bắt đầu với các bước sau:
1. Hiểu rõ tình hình tài chính bản thân hiện tại và những kỳ vọng cho tương lai
Xác định rõ ràng tình hình tài chính hiện tại của bản thân, hiểu rõ những điều bản thân bạn đang kỳ vọng và xây dựng những mục tiêu tài chính trong dài hạn. Bạn phải biết được mình muốn gì và mình đang ở đâu. Ví dụ, bạn đề ra mục tiêu cho bản thân, về lâu dài, bạn muốn là chủ sở hữu của nhiều bất động sản có giá, đồng thời bạn cũng phải biết mình đang có gì để sớm định hình được vị trí hiện tại của bản thân trong cái ước mơ to lớn kia.
2. Lập danh sách những hạng mục đầu tư sinh lời mình có thể thực hiện
kế hoạch tài chính cá nhânTìm hiểu theo nhiều hướng khác nhau để thực hiện được mục tiêu đó, bắt đầu tư duy để đánh giá các hành động đó để đưa ra các lựa chọn. Vẫn là ví dụ trên, để đạt được mục đích đó, bạn cần biết mình sẽ đầu tư cho cái gì, bất động sản, chứng khoán, tiền tệ, gửi tiết kiệm… Hãy có một danh sách những hạng mục bạn dự định sẽ đầu tư, nhưng bạn cần phải tính toán, so sánh hạng mục nào có thu nhiều lợi nhuận hơn, cả về lâu dài lẫn ngắn hạn… Đó là những cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định hành động cuối cùng.
3. Đưa ra quyết định và bắt tay vào hành động
Bắt tay vào thực hiện những hạng mục chính trong kế hoạch lớn, có kèm theo một số giải pháp để giải quyết những vấn đề phát sinh khác. Khi bạn đã có được danh sách những hạng mục quyết định nên đầu tư, bạn cần dự tính trước sẽ làm thế nào để tiếp cận, chi số tiền bao nhiêu là hợp lý. Ngoài ra, bạn cần có những phương án dự phòng khác để luôn trong thế chủ động với tài chính của mình.
4. Thường xuyên đánh giá quyết định đầu tư và có những thay đổi cần thiết
Xem xét và linh động chỉnh sửa kế hoạch tài chính cá nhân qua từng giai đoạn để phù hợp nhất với tiêu chí xây dựng trọn đời. Mỗi mốc thời gian thì nền kinh tế mỗi khác, bạn nên biết đâu là thời điểm thay đổi kế hoạch cho phù hợp. Miếng đất đó 5 năm trước không có giá nhưng bây giờ nó có đem lại giá trị gì hay không. Hãy suy nghĩ về điều đó và linh hoạt trong việc thay đổi kế hoạch.
Tất cả những giai đoạn trên đều cần đến một sự tính toán kỹ lưỡng, tỉ mỉ trong từng quyết định của bản thân, mỗi hành đồng đều dẫn đến một kết quả khác nhau. Bạn cần chọn ra được phương án mang đến lợi ích tối ưu nhất và có khả năng duy trì lâu dài để có thể đáp ứng được cho nhu cầu trọn đời của mình.
Một phần của kế hoạch tài chính cá nhân trọn đời, phải kể đến sự thay đổi của thời gian. Thời gian luôn làm thay đổi mọi thứ, chính vì vậy, chúng ta phải luôn biết cách cập nhật và có những thay đổi vào những thời điểm cần thiết để xây dựng được một kế hoạch tài chính cá nhân phù hợp hơn tại thời điểm đó.
Hãy luôn trong tâm thế vừa thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân đã được xây dựng ở thời gian trước và tìm cách cập nhật để thay đổi, chỉnh sửa kế hoạch tài chính đó ở thời điểm hiện tại để kế hoạch đó phù hợp với thời đại, với các vấn đề kinh tế ngay thời điểm đó.
Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân không bao giờ là quá sớm cho bất cứ ai. Nếu bạn có những khao khát về một cuộc sống tốt đẹp hơn khi bạn không còn khả năng làm ra của cải nữa, thì ngay bây giờ, hãy học cách để tự tạo được kế hoạch cho bản thân mình.
Nếu chưa có một kế hoạch tài chính cá nhân mang tính trọn đời, đừng chần chữ mà hãy tạo ngay cho mình nhé. Cố gắng thực hiện theo những gì mà kế hoạch đó đã đề ra và liên tục cập nhật đánh giá để phù hợp hơn với tình hình kinh tế. Một kế hoạch tài chính cá nhân mang tính chất trọn đời như vậy chắc chắn sẽ mang đến bạn cuộc sống đầy đủ, sung túc như ý khi về hưu.