Tâm lý học: Hành động hàng ngày của bạn ảnh hưởng quyết định chi tiêu, tiết kiệm và đầu tư như thế nào?

1264

Đối với nhiều người, thật khó để quản lý tiền bạc và vận dụng chúng vào những khoản tiết kiệm và đầu tư hiệu quả. Các khái niệm khoa học hành vi sẽ giúp giải thích tính cách và hành động của bản thân tới việc ra quyết định chi tiêu này. Và bằng cách hiểu chúng, ta sẽ có thể dễ dàng thay đổi suy nghĩ, hành động và thói quen của chính mình. 

Vào thời điểm khi mà giá cả hàng hoá ngày một leo thang còn mức lương thì tăng lên một cách chậm chạp, con người buộc phải có những tính toán và quyết định chi tiêu hợp lý để đảm bảo cuộc sống – nó trở thành một kỹ năng sống vô cùng quan trọng.

Theo một số nghiên cứu của các nhà Tâm lý học Hành Vi: Khi nói tới chuyện tiền bạc ai trong mỗi chúng ta luôn có những điểm hạn chế tự nhiên khi đưa ra quyết định.

Đối với một số người, họ chọn cách cắt giảm chi tiêu và lao vào làm việc cật lực; đối với một số khác họ tìm cách để tạo ra dòng tiền thụ động và bền vững. Nói cách khác, bạn phải chọn giữa tiết kiệm và đầu tư, hoặc thông minh cân bằng cả hai.

Vậy đâu là quyết định đúng đắn và cách khắc phục nhược điểm chi tiêu tiền tự nhiên do tính cách tạo nên này?

1. Khả năng quản lý chi tiêu

Ví dụ đơn giản như việc quản lý chi tiêu. Nó có liên quan mật thiết đến trí nhớ và khả năng kiểm soát. Có rất nhiều người hay quên trả hoá đơn tiền nhà, tiền điện nước hay chi tiêu không tính toán, suy nghĩ cho các sở thích về quần áo, công nghệ … mà không cần biết tới tương lai thiếu thốn thế nào. 

tiết kiệm và đầu tư
Đâu là lý do ảnh hưởng tới quyết định về mặt tiền bạc của chúng ta trong việc tiết kiệm và đầu tư? 

May mắn thay, có khá nhiều cách để khắc phục đơn giản và hiệu quả tình trạng này. Đối với việc ghi nhớ của não bộ, việc tạo thông báo, nhắc nhở hoặc thiết lập thanh toán tự động khá hữu ích. Gần như mọi khoản chi phí cố định của từng tháng là như nhau, điều này quyết định chi tiêu của bạn một cách khoa học và kiểm soát dòng tiền ra vào.

Nếu bạn gặp khó khăn trong việc tiết kiệm, hãy xem xét việc chia nhỏ ví tiền của bạn thành các tài khoản khác nhau như tiền mua xe, tiền dự trù nguy cấp … Hoặc đơn giản, hãy chuyển một phần tiền lương của bạn vào tài khoản khác có quyền truy cập hạn chế.

Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn không bỏ sót bất kỳ khoản chi nào và quản lý nghiêm ngặt số tiền bạn có mỗi tháng trước khi bạn kịp tiêu nó vào một việc làm phát sinh nào đó. Hiện nay, các App của Ngân hàng hay các App tiện ích về quyết định chi tiêu cũng rất phổ biến. Sau một tuần, nếu không biết số tiền của mình đã đi đâu, hãy thử cân nhắc sử dụng các công cụ như Báo cáo giao dịch, hoặc thậm chí hãy tìm hiểu thêm về các tính năng Giới hạn chi tiêu, rất hữu ích khi bạn buộc phải đưa ra một quyết định chi tiêu nào đó hay khi cần một yếu tố cao cả hơn ý chí của mình!

Bài viết liên quan: Khuyến cáo sử dụng an toàn thẻ tín dụng

2. Thay đổi thói quen chi tiêu để tiết kiệm và đầu tư

Nhiều người sẽ nghĩ việc thay đổi thói quen trong chi tiêu vô cùng khó. Đúng là vậy. Những hành vi đã hình thành lâu dài có xu hướng khó để thay đổi hơn nhưng hoàn toàn không phải là không thể! Và một khi bạn đã hiểu rõ hành vi của mình trong việc chi tiêu tiền bạc, bạn lại càng dễ cải thiện chúng.

Thay đổi thói quen chi tiêu
Quyết định chi tiêu thay đổi, khi thói quen và suy nghĩ của bạn thay đổi

Hãy sử dụng sự hỗ trợ của các công cụ để khuyến khích việc thực hiện hành vi của mình dễ dàng hơn trong việc tiết kiệm và đầu tư. Chẳng hạn như, bạn có thể sử dụng tính năng thiết lập tài khoản tiết kiệm tự động và mỗi tháng khi nhận được lương, nó sẽ tự động trừ và chuyển vào tài khoản tiết kiệm, và bạn sẽ không kịp “trở tay” để mua chúng vào một món đồ nào đó.

Hoặc bạn cũng có thể nghĩ đến việc thay đổi lộ trình đi làm của mình để khỏi phải để mắt tới những con phố có quá nhiều cửa hàng hay trung tâm thương mại. Việc hạn chế tiếp xúc cũng là cách giúp bạn nói không với những khoản chi tiêu vượt ngân sách.

3. Sức mạnh của việc đặt mục tiêu

Nếu bạn là một trong số những người đang cố gắng thay đổi thói quen và thiết lập cho mình những quyết định chi tiêu rõ ràng, khoa học, vậy thì hãy đặt cho mình những mục tiêu cụ thể – nó sẽ là nguồn cổ vũ mạnh mẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được những điều bạn vạch ra.

Việc cài đặt mục tiêu cũng giống như bạn gắn thêm động cơ vào phần sau của cỗ xe đạp, thay vì phải đạp truyền thống mất quá nhiều công sức, bạn có thêm sự hỗ trợ và từ đó bạn tiến đến đích trong thời gian ngắn hơn. 

Tuy nhiên, trước khi bạn đặt ra mục tiêu, bạn phải tin rằng nó sẽ thực hiện được và đó là một mục tiêu khả thi và có ý nghĩa với chính bạn. Và đôi khi, việc đặt mục tiêu cũng sẽ có những tác dụng phụ ngoài ý muốn, chẳng hạn như việc bạn cảm thấy hơi áp lực về những con số. 

Sức mạnh của việc đặt mục tiêu
Hãy tập làm quen với những con số và lên kế hoạch cho việc chi tiêu của bạn, để từ đó đưa ra những quyết định tiết kiệm và đầu tư số tiền của mình đúng đắn cho tương lai

Bất kỳ điều gì cũng sẽ gặp trở ngại khi chúng ta thử thách và trải nghiệm. Nhưng nếu không thay đổi, thì bạn mãi mãi sẽ vẫn chỉ dậm chân tại chỗ. Hãy sẵn sàng cho việc chấp nhận những điểm chưa tốt trong hành vi của chính mình. Để đạt được sự thành công về tài chính, hoặc cụ thể hơn là việc bạn tiết kiệm và đầu tư những khoản tiền của mình như thế nào để tạo dựng sự bền vững cho tương lai, nó nằm ở chính sự quyết tâm và dũng cảm bước ra vùng an toàn của bạn! Chúc bạn thành công!

0 / 5. 0