Các hình thức tính lãi suất vay tín chấp có gì khác biệt? Hình thức tính lãi suất vay tín chấp nào sẽ có lợi nhất với người đi vay? Hãy cùng tìm hiểu qua bài so sánh cách tính lãi sau đây.
Nội dung
Vay tín chấp là gì?
Vay tín chấp là hình thức vay vốn không cần tài sản đảm bảo. Đối với hình thức vay tín chấp này, uy tín được dựa trên cá nhân đi vay và tổ chức nơi cá nhân đó đang hoạt động. Các khoản vay tín chấp thường dao động trong khoảng 100 triệu với lãi suất 18 – 38%/năm trên dư nợ giảm dần và thời hạn linh hoạt từ 12 – 48 tháng.
Vay tín chấp thường có thủ tục khá đơn giản, không yêu cầu tài sản đảm bảo, không cần giải trình lý do vay mà khách hàng vẫn có thể vay vốn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, vay tín chấp thường có lãi suất khá cao cũng như có chế độ phạt nếu thanh toán trước hạn, do đó bạn nên cân nhắc để số tiền thanh toán mỗi tháng không nên vượt quá 40% tổng tiền chi tiêu để kiếm soát tài chính một cách tốt nhất.
Để biết bạn cần phải trả lãi và gốc mỗi kỳ là bao nhiêu, hãy cùng tìm hiểu những cách tính lãi suất vay tín chấp đang được sử dụng hiện nay.
So sánh các cách tính lãi suất vay tín chấp phổ biến
Phân biệt | Lãi suất trên dư nợ gốc | Lãi suất trên dư nợ giảm dần |
Cách trả gốc và lãi | Trả tiền gốc lẫn lãi cố định mỗi tháng cho đến khi hết thời hạn vay. | Tính lại lãi suất giảm dần mỗi tháng dựa trên số dư còn lại sau khi đã thanh toán một phần nợ gốc ở kỳ trả nợ trước |
Công thức tính | – Tiền gốc cần trả mỗi tháng = Dư nợ gốc / Thời hạn vay tín chấp– Tiền lãi cần trả mỗi tháng = Dư nợ gốc * Lãi suất vay tín chấp theo tháng | – Tiền gốc cần trả mỗi tháng = Dư nợ gốc / Thời hạn vay tín chấp – Tiền lãi cần trả = Dư nợ gốc * Lãi suất vay tín chấp theo thángTiền lãi cần trả tháng sau = (Dư nợ gốc – Tiền gốc đã trả những kỳ trước * Lãi suất vay tín chấp theo tháng |
Ví dụ
Bạn đi vay tín chấp với số tiền là 50.000.000 VNĐ. Lãi suất: 24%/năm. Thời hạn vay 20 tháng
Lãi suất trên dư nợ gốc ban đầu | Lãi suất trên dư nợ giảm dần | ||||||
Tháng | Lãi trả/tháng (50.000.000*24%/12) | Khoản thanh toán hàng tháng (50.000.000/20) | Số tiền cần trả mỗi tháng | Nợ gốc cần trả mỗi tháng (50.000.000/20) | Nợ gốc còn lại sau khi trả mỗi tháng (Nợ gốc tháng trước – nợ gốc cần trả) | Tiền lãi cần trả mỗi tháng (Nợ gốc còn lại * 24%/12 tháng) | Số tiền cần trả mỗi tháng |
1 | 1.000.000 | 2.500.000 | 3.500.000 | 2.500.000 | 50.000.000 | 1.000.000 | 3.500.000 |
2 | 1.000.000 | 2.500.000 | 3.500.000 | 2.500.000 | 47.500.000 | 950.000 | 3.450.000 |
3 | 1.000.000 | 2.500.000 | 3.500.000 | 2.500.000 | 45.000.000 | 900.000 | 3.400.000 |
… | … | … | … | … | … | … | … |
20 | 1.000.000 | 2.500.000 | 3.500.000 | 2.500.000 | 2.500.000 | 50.000 | 2.550.000 |
Tổng | 20.000.000 | 50.000.000 | 70.000.000 | 50.000.000 | 0 | 10.500.000 | 60.500.000 |
Chọn hình thức tính lãi suất vay tín chấp nào tốt hơn?
Từ các kết quả tính toán của cùng một giả thiết như phía trên, bạn có thể thấy tổng số tiền cần phải trả khi tính lãi suất vay tín chấp trên dư nợ giảm dần thấp hơn so với tính trên dư nợ gốc. Tuy nhiên, ở thực tế thì hình thức tính lãi trên dư nợ giảm dần thường sẽ có lãi suất cao hơn, đồng thời lãi suất có thể thay đổi trong thời hạn vay.
Hơn nữa, dù bạn vay tín chấp và tính lãi suất theo hình thức nào thì số tiền phải trả thông thường đều sẽ như nhau. Do đó, trước khi ký kết hợp đồng vay tín chấp, bạn nên thảo luận với tổ chức tài chính xem mình sẽ tính lãi suất theo hình thức nào, trong ngắn hạn và dài hạn thì hình thức nào sẽ phù hợp nhất.
Sau khi nắm bắt được sự khác biệt giữa cách tính lãi suất vay tính chấp trên dự nợ gốc và dư nợ giảm dần, chắc chắn bạn sẽ biết được mình cần chi trả bao nhiêu mỗi tháng với khoản vay này, từ đó đề ra các biện pháp quản lý tài chính phù hợp nhất với khả năng kinh tế của mình.