Tại sao vay tài chính dưới hình thức vay tín chấp lại là cách đầu tư thông minh với số vốn dưới 100 triệu?

1082

Khoản vay tài chính dưới hình thức vay tín chấp hoàn toàn có thể biến thành khoản đầu tư thông minh với số vốn dưới 100 triệu. Vậy làm sao để đầu tư hiệu quả từ khoản vay tài chính ? Cần lưu ý gì nếu vay tài chính để đầu tư? Cùng tìm hiểu nhé!

Hai mục tiêu quan trọng của việc đầu tư là bảo toàn vốn và nhân vốn. Các nhà đầu tư giỏi luôn tìm cách duy trì số vốn ban đầu và tạo ra lợi nhuận từ số vốn đó. Để đạt được 2 mục tiêu này, điều quan trọng nhất là bạn cần tạo ra vốn đầu tư ban đầu. Thực tế, có khá nhiều cách để tạo vốn ban đầu, nhưng cách phổ biến nhất là vay tín chấp để đầu tư. Khoản vay tài chính – vay tín chấp hoàn toàn có thể biến thành điều kiện để đầu tư thông minh nếu bạn sử dụng nó thật hiệu quả. Vậy có nên vay tín chấp để đầu tư? Cần lưu ý gì nếu vay tài chính để đầu tư?

1. Vay tín chấp là gì?

Vay tài chính dưới hình thức tín chấp là một sản phẩm vay không yêu cầu tài sản đảm bảo, hoàn toàn dựa trên uy tín và khả năng tài chính của người đi vay. Bạn có thể vay tín chấp số tiền lớn (lên đến 100 triệu đồng) với một số giấy tờ, thủ tục đơn giản. Khoản vay tín chấp có thể sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như: Chi trả cho du lịch, chữa bệnh, tổ chức cưới hỏi, sửa chữa nhà và đặc biệt là vay vốn đầu tư, kinh doanh quy mô nhỏ.

Có nên vay tín chấp đầu tư?
Vay tín chấp có thể là một nguồn vốn đầu tư thông minh

2. Lợi ích của vay tín chấp để đầu tư

Vay tài chính để đầu tư là một động thái kinh doanh thông minh bởi vì bạn đang sử dụng tiền của người khác để kiếm tiền cho chính mình. Ngoài ra, việc tạo vốn ban đầu mà không đòi hỏi phải có tài sản đảm bảo có thể phù hợp với bất kì ai muốn đầu tư kinh doanh. 

Vay tín chấp có thể là một khoản vốn đầu tư thông bởi những lí do sau:

  • Vay tín chấp cung cấp số vốn đủ để bạn đầu tư kinh doanh nhỏ với điều kiện vay đơn giản.
  • Linh hoạt trong cách sử dụng vốn đầu tư: Bạn có thể nhận khoản tiền vay tín chấp để chi trả cho nhiều hoạt động đầu tư khác nhau như: Truyền thông quảng cáo, phát triển sản phẩm, mua vật tư, mua tài sản cố định,… Bạn cũng có thể vừa sử dụng khoản vay để đầu tư, vừa để giải quyết nhu cầu chi tiêu trong cuộc sống.
  • Lãi suất trung bình khá phù hợp: Các gói vay tín chấp luôn có lãi suất trung bình theo năm thấp hơn với sử dụng thẻ tín dụng. Ngoài ra, lãi suất cố định và thời hạn vay dài (12 – 48 tháng) giúp bạn tránh tình trạng lãi chồng chất và giảm áp lực trả nợ.
  • Dễ dàng được duyệt khoản vay: Khi bạn đăng ký vay vốn kinh doanh, tổ chức tín dụng sẽ xem xét nhiều tiêu chí (như độ khả thi dự án, doanh thu ước tính, thời gian kinh doanh). Trong khi đó, khoản vay tín chấp yêu cầu hồ sơ đơn giản và xét duyệt nhanh. Một doanh nghiệp nhỏ vẫn nên huy động vốn đầu tư thông qua vay tín chấp.

Tuy nhiên, vay tín chấp để đầu tư chỉ có ý nghĩa khi bạn đảm bảo lợi tức đầu tư cao lớn so với lãi suất khoản vay. Bạn nên chuẩn bị những kế hoạch sử dụng vốn rõ ràng và lợi nhuận tiềm năng mang lại theo từng giai đoạn trước khi quyết định vay tín chấp để đầu tư hoặc kinh doanh.

Vay tín chấp kinh doanh
Nhiều lợi ích khi vay tín chấp để đầu tư nhưng cần tính toán trước khi quyết định

3. Những điểm lưu ý khi vay tín chấp để đầu tư

vay tín chấp để đầu tư
Suy nghĩ kĩ và có kế hoạch rõ ràng khi vay tín chấp để đầu tư

Trước khi quyết định vay tài chính dưới hình thức vay tín chấp để kinh doanh, đầu tư, bạn cần cân nhắc những yếu tố sau:

  • So sánh lãi suất vay tín chấp với tỷ suất hoàn vốn (ROI) theo từng giai đoạn: Nếu chỉ số ROI tính toán được từ dự án đầu tư thật sự đủ lớn và cao hơn mức lãi suất vay tín chấp, bạn có thể xem xét vay tín chấp để đầu tư.
  • Các nguồn thu nhập thường xuyên: Bạn phải đảm bảo có sẵn những nguồn thu nhập thường xuyên để trợ nợ hàng tháng trong trường hợp khoản vốn chưa tạo ra lợi nhuận hoặc thậm chí là thua lỗ.
  • Hiệu quả đầu tư: Ngoài chỉ số ROI, bạn nên tính đến thời gian hoàn vốn, toàn bộ dòng tiền dự án trong tương lai được chiết khấu về hiện tại (Net Present Value – NPV),…

Có thể thấy mục đích vay tài chính – vay tín chấp không chỉ dừng lại ở chi tiêu tiêu dùng, giải quyết các vấn đề tài chính cá nhân mà còn là kinh doanh, đầu tư sinh lãi. Tuy nhiên, bạn nên thận trọng và tính toán kỹ lưỡng trước khi quyết định vay tín chấp để huy động vốn kinh doanh.

0 / 5. 0