Tiết kiệm hay đầu tư? Cách lựa chọn giải pháp tài chính phù hợp

1209

Tiết kiệm hay đầu tư, giữ lại tiền hay tạo một dòng tiền mới? Cùng tìm hiểu xem đâu là giải pháp phù hợp nhất cho tài chính của bạn.

Với những cá nhân đã có thu nhập ổn định và kế hoạch chi tiêu cụ thể, họ sẽ có được một khoản tiền nhàn rỗi (phần thu nhập còn lại sau khi chi tiêu cho các hoạt động cần thiết). Vậy với khoản tiền này, bạn nên tiết kiệm hay đầu tư?

Quyết định đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm, tạo dựng một khoản dự phòng hoặc sử dụng nguồn tiền ấy để đầu tư kinh doanh nhỏ chẳng hạn, mỗi giải pháp đều có những mặt lợi – hại riêng và nội dung sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cho vấn đề “Gửi tiết kiệm hay đầu tư?”.

Phân biệt tiết kiệm và đầu tư

1. Tiết kiệm là gì?

Tiết kiệm hay đầu tư?
Quỹ tiết kiệm dành cho những trường hợp cần thiết.

Tiết kiệm là một khoản tiền để dành trong ngắn hạn hoặc dài hạn, với các hình thức như giữ tiền mặt hay mở sổ tiết kiệm để lưu trữ tiền và hưởng mức lãi suất theo chính sách.

Chúng ta thường sẽ tạo một quỹ tiết kiệm để mua sắm hay dùng trong các trường hợp khẩn cấp. Tiền tiết kiệm có sẵn và người dùng có thể sử dụng ngay khi cần nếu đến hạn tất toán.

Dưới hình thức gửi tiết kiệm, nguồn tiền của bạn có thể trở nên minh bạch và an toàn hơn, bạn sẽ có một hạn mức gửi rõ ràng, số tiền đang có và sẽ đạt được đều cố định và bạn có thể dễ dàng biết trước khi bắt đầu tiết kiệm mà không lo mất tiền.

2. Đầu tư là gì?

Tiết kiệm hay đầu tư?
Đầu tư tuy có nhiều rủi ro không lường trước được nhưng có thể tăng cường phát triển tài chính hiệu quả.

Đầu tư là một hình thức dùng tiền cho các hoạt động khác nhằm sinh lời, gia tăng giá trị tài sản cho cá nhân sở hữu và nguồn tiền đó hoặc đáp ứng các mục đích lớn hơn trong dài hạn.

Các hình thức đầu tư cá nhân phổ biến là mua vàng, mua bất động sản hay đầu tư, khởi nghiệp kinh doanh nhỏ để tạo lợi nhuận.

Dưới hình thức đầu tư, nguồn tiền của bạn có thể tăng hoặc giảm tùy theo khả năng phán đoán về cơ hội đầu tư của bạn,. Do đó, đầu tư sẽ nhiều rủi ro nhưng đồng thời cũng có cơ hội cải thiện tài chính tốt hơn so với gửi tiết kiệm.

Nên gửi tiết kiệm hay đầu tư?

Để tìm được giải pháp tài chính phù hợp, trước tiên bạn nên xác định lại mục tiêu và khả năng tài chính của mình.

1. Yếu tố quan trọng: Mức độ rủi ro

Điểm khác biệt lớn nhất khi phân vân gửi tiết kiệm hay đầu tư chính là mức độ rủi ro của nguồn tiền.

Một khi lựa chọn đầu tư, nếu đầu tư hiệu quả, chắc chắn bạn sẽ mở rộng được nguồn tài chính của mình, tăng cao tài sản cá nhân. Ngược lại, nhiều trường hợp đầu tư có thể dẫn đến thất thoát, “lỗ vốn” khiến bạn mất đi số tiền đang có.

tiết kiệm hay đầu tư
Rủi ro là điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hình thức gửi tiết kiệm và đầu tư.

Tuy nhiên, dù cho đầu tư có nhiều rủi ro hơn, thì tiết kiệm lại là một giải pháp “nhỏ giọt” khi mà tài sản của bạn sẽ không có thay đổi đáng kể, thêm vào đó là nguy cơ mất giá khi xảy ra các tình huống như lạm phát.

2. Tình huống giả định tiết kiệm hay đầu tư

Để biết nên lựa chọn gửi tiết kiệm hay đầu tư, bạn cần đặt ra mục tiêu tài chính tương lai hoặc mục đích để sử dụng khoản tiền nhàn rỗi hiện tại. 

Ví dụ như bạn muốn có một khoản tiền nhất định để đi du lịch 3 tháng sau chẳng hạn. Lúc này bạn sẽ xác định được số tiền cần có, mỗi tháng cần tích trữ bao nhiêu và cân đo đong đếm với thu nhập và chi tiêu thực tế của mình để xác định tính khả thi của mục tiêu đó. Nếu khoản tiền nhàn rỗi đáp ứng được và không ảnh hưởng đến ngân sách thu chi và sinh hoạt của bạn, bạn có thể lựa chọn hình thức tiết kiệm để giảm thiểu rủi ro.

Trong trường hợp kế hoạch này bất khả thi, hay bạn đang mong muốn những mục tiêu lớn hơn như sở hữu tài sản XX triệu đồng sau 6 tháng, mục tiêu này chắc chắn sẽ vượt quá khả năng tiết kiệm của bạn và đòi hỏi thời hạn lâu dài hơn. Do đó, bạn nên lựa chọn một phương pháp đầu tư hiệu quả để phát triển nguồn tiền của mình.

3. Kết hợp song song tiết kiệm và đầu tư

kết hợp tiết kiệm và đầu tư
Kết hợp tiết kiệm và đầu tư sẽ giúp bạn cải thiện nguồn thu nhập và tải sản cá nhân.

Thực tế, giải pháp tốt nhất chính là thực hiện song song cả hai hình thức này: Đầu tư giúp bạn phát triển tài chính, tiết kiệm giúp bạn đề phòng rủi ro. Tiết kiệm là công việc khá đơn giản, chỉ cần bạn có mục tiêu và chịu khó tuân thủ đúng theo kế hoạch thì sẽ thành công ngay với một khoản tài chính dự phòng ổn định. Trong khi đó, đầu tư đòi hỏi bạn có kiến thức và nhiều nỗ lực hơn để có thể đầu tư một cách hiệu quả nhất.

Bạn có thể thử tiết kiệm một khoản nhỏ nhưng đều đặn mỗi tháng, sau đó sử dụng phần tiền còn lại để đầu tư theo phong cách “chậm mà chắc” khi mới bắt đầu để thích ứng và tích lũy được nhiều kinh hơn. Mua vàng, chứng khoán, bất động sản hay hùn vốn kinh doanh nhỏ đều là những phương án bạn có thể lựa chọn để gia tăng tài sản của mình.

Dù là kinh doanh, đầu tư vàng hay gửi tiết kiệm, bạn đều nên tìm hiểu thật kỹ càng trước khi bắt đầu để hạn chế vấn đề xảy ra. Hy vọng bạn đã biết được tiết kiệm hay đầu tư, giải pháp tài chính nào sẽ phù hợp với bạn và tiến hành thực hiện một cách hiệu quả.

0 / 5. 0