Tiết kiệm ngắn hạn & dài hạn là gì? Làm thế nào để xây dựng mục tiêu tiết kiệm đúng đắn với từng giai đoạn trong cuộc sống

1907

Tiết kiệm hiệu quả không đơn thuần chỉ là mỗi tháng bạn dành một số tiền từ thu nhập và không sử dụng đến chúng. Có hai loại tiết kiệm chính là tiết kiệm ngắn hạn và tiết dài hạn. Quen thuộc và hiểu rõ khái niệm và cách xây dựng mục tiêu tiết kiệm theo từng loại sẽ giúp bạn sống sung túc trong mọi giai đoạn cuộc sống.

Tại sao đã bao lần chúng ta luôn đặt mục tiêu tiết kiệm, nhưng cuối cùng lại không thể tiết kiệm được?

Câu trả lời có lẽ vì chúng ta không có mục tiêu.

Bởi vì bạn không biết bạn để dành tiền cho công việc gì. Nên bạn sẽ nhanh chóng nghĩ ra cách để tiêu đi số tiền đó. Tiền bạc rất có ý nghĩa đối với cuộc sống chúng ta. Bởi vì nó thực sự mang lại cho chúng ta cảm giác thoải mái mà tiền mang lại. Thế nhưng việc chúng ta cứ mãi dùng tiền để mua lại những trải nghiệm, hay là những món đồ mà bạn yêu thích có thể sẽ để lại những rủi ro tài chính nhất định. Vì thế bạn sẽ không có bất kỳ một lựa chọn nào khác ngoài việc cần phải tiết kiệm chi tiêu. Ở mỗi một giai đoạn khác nhau trong cuộc sống, bạn cần nên biết xây dựng mục tiêu tiết kiệm sao cho phù hợp. Tốt nhất là phân chia mục tiêu tiết kiệm ra thành hai phần: Tiết kiệm ngắn hạn và tiết kiệm dài hạn. Đối với mỗi phần, bạn sẽ có những chiến lược riêng sao cho phù hợp.

Tiết kiệm ngắn hạn là gì? Tiết kiệm dài hạn là gì?

Tiết kiệm dài han và ngắn hạn
Các khoản tiết kiệm ngắn hạn thường có ngân sách khá thấp.

Tiết kiệm ngắn hạn là những khoản tiết kiệm cho các mục tiêu ngắn hạn. Đó có thể là tiền dự phòng cho các dự định sắp tới như đi du lịch, mua sắm trang thiết bị đầu tư cho công việc của mình. Các khoản tiết kiệm ngắn hạn thường có ngân sách khá thấp. Và chỉ trong một thời gian ngắn dành dụm là bạn đã có thể thực hiện được.

Trái với tiết kiệm ngắn hạn chính là tiết kiệm dài hạn. Tất nhiên quá trình tiết kiệm dài hạn sẽ phải tốn nhiều thời gian hơn. Những mục tiêu tiết kiệm tiền dài hạn cũng sẽ khiến bạn tốn thêm nhiều công sức hơn. Đó có thể là tiết kiệm cho mục tiêu mua nhà, kết hôn hay là bất kỳ những dự định lớn nào khác. Khác với việc tiết kiệm ngắn hạn, tiết kiệm dài hạn rất cần ở bạn sự kiên trì, và có kế hoạch từng bước cụ thể.

Làm thế nào để xây dựng mục tiêu tiết kiệm đúng đắn với từng giai đoạn cuộc sống?

1. Hãy biết bạn tiết kiệm cho việc gì?

Thu nhập của bạn, sau khi trừ đi tất cả những chi phí cần thiết cho sinh hoạt, phần dư còn lại chính là phần tiết bạn sẽ tiết kiệm được. Mỗi người sẽ có những mức thu nhập khác nhau, với những mục tiêu tiết kiệm khác nhau. Và điều quan trọng là bạn cần phải biết được mình đang tiết kiệm cho việc gì.

Tuổi trẻ tiết kiệm để xây dựng ước mơ, tuổi trung niên tiết kiệm để gây dựng tài sản, tuổi già tiết kiệm để đóng góp cho xã hội. Ở mỗi độ tuổi đều có những mục tiêu tiết kiệm khác nhau. Việc xác định được mục tiêu tiết kiệm còn quan trọng hơn việc bạn phải tiết kiệm được bao nhiêu tiền. Và đặc biệt hơn, mục tiêu ấy quan trọng đến mức đó chính là kim chỉ nam cho mọi công việc, hoạt động sau này của bạn.

2. Luôn ý thức được mình cần kiếm được bao nhiêu và tiết kiệm bao nhiêu

Tiết kiệm dài han và ngắn hạn
Bạn kiếm được càng nhiều thì bạn sẽ tiết kiệm được càng nhiều.

Sau khi đã có được mục tiêu tiết kiệm, bước tiếp theo của bạn chính là thực thi nó. Tất nhiên việc thực thi nó sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Bởi vì bất kỳ một hoạt động nào cũng sẽ ảnh hưởng đến năng lực tài chính của bạn. Cách tốt nhất đó là bạn hãy lập ra một kế hoạch chi tiết, trung bình một tháng bạn sẽ phải kiếm được bao nhiêu tiền và tiết kiệm được bao nhiêu. Tốt nhất hãy để hai khoản này tăng trưởng theo tỷ lệ thuận với nhau, tức là bạn kiếm được càng nhiều thì bạn sẽ tiết kiệm được càng nhiều. Và cần phải thống nhất một con số nhất định theo hằng tháng hoặc hàng năm.

3. Hãy luôn đặt ra một thời hạn nhất định

Tiết kiệm cũng giống như là một công việc mà bạn cần phải làm hằng ngày, tức là mọi thứ đều phải có một thời hạn nhất định (deadline). Thời hạn lớn nhất của bạn chắc chắn chính là thời gian để bạn có thể hoàn thành được mục tiêu tiết kiệm đó. Giả sử bạn đang có mục tiêu mua nhà trong vòng 4 đến 5 năm nữa. Thì tốt nhất bạn hãy tự đặt ra một thời gian chính xác. Từ thời hạn lớn đó, bạn có thể chia nhỏ ra thành từng năm. Cụ thể mỗi năm bạn cần phải tiết kiệm được bao nhiêu. Và bạn cũng cần dành thời gian để nhìn lại từng chặng đường tiết kiệm của mình. Việc bám sát một cách nghiêm túc những thời hạn này sẽ giúp bạn đảm bảo việc thực hiện kế hoạch tài chính của mình đều đặn hơn. 

Tiết kiệm không khó, nhưng để tiết kiệm tiền cho việc thực hiện mục tiêu tiết kiệm của mình thì lại khó khăn vô cùng. Nó cần ở bạn sự kiên trì, và thực sự nghiêm túc với những mục tiêu bạn đã đặt ra. Có như thế, bạn mới có thể nhanh chóng thực hiện được thành công mục tiêu của mình.

1 / 5. 1