Tài chính là yếu tố cốt lõi không thể thiếu trong cuộc sống cá nhân và gia đình. Xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh sẽ đảm bảo cho sự ổn định và phát triển. Vậy làm thế nào để bắt tay vào xây dựng tài chính? Hãy tham khảo 3 bước cơ bản sau đây.
Nội dung
1. Tạo thêm nguồn thu xây dựng nền tảng tài chính
Trước hết, hãy tập trung vào kiếm thêm nguồn thu. Trong “Người giàu có nhất thành Babylon”, Alan Moore muốn khách hàng tìm giải pháp tăng thêm thu nhập. Thu nhập phải ở mức tối đa nhất có thể.
Quan điểm kiếm thêm thu nhập cũng khác nhau đối với mỗi người. Nhiều người, nó có nghĩa là thực hiện tốt sự nghiệp hơn nữa. Nhưng có người lại thử sức với các công việc khác. Nền tảng tài chính vững mạnh không thể dừng ở một nguồn thu
Một số cách giúp bạn tăng thu nhập:
- Phát triển bản thân: Con đường học tập sẽ đem lại cho bạn thêm nhiều cơ hội gia tăng thu nhập. Đồng thời giúp bạn tiếp cận với nhiều nguồn lực mới để đầu tư.
- Nâng cấp mức lương hiện tại: Thông thường lương là nền tảng tài chính cơ bản của mỗi cá nhân. Vì vậy hãy thương lượng để có được mức cao nhất có thể. Việc thương lượng cũng cần tìm hiểu để có kết quả như ý.
- Kiếm việc làm thêm: Nếu có thời gian rảnh, hãy đừng ngại tìm thêm việc làm. Bán lại các món đồ không dùng tới cũng là một ý không tồi.
- Bạn cũng đừng quên, sắp xếp hợp lý các ngân sách. Điều này cũng quan trọng ngang với việc tiết kiệm chi tiêu.
2. Tạo dựng kỷ luật trong chi tiêu
Bạn kiếm nhiều tiền nhưng cuối tháng vẫn luôn hết tiền. Vấn đề nằm ở việc quản lý chi tiêu. Một số người gặp khó khăn lớn trong giảm chi tiêu. Nhiều quan điểm còn cho rằng, tiết kiệm đang được đánh giá quá cao. Và cho rằng việc tiết kiệm có nghĩa phải sống thiếu thốn. Họ bỏ qua việc tiết kiệm, chỉ tập trung vào kiếm nguồn thu. Đừng quên, chênh lệch giữa thu nhập và chi tiêu càng lớn, bạn càng giàu. Nền tảng tài chính không thể thiếu được trụ cột chi tiêu hợp lý.
Vì vậy, hãy xây dựng kế hoạch chi tiêu bài bản và khoa học. Hãy tham khảo các cách dưới đây.
- Chọn lựa trong mua sắm: Hãy phân biệt rõ “thứ bạn muốn” và “thứ bạn cần”. Đây chính là chìa khóa khi mua sắm. Ưu tiên những gì cần thiết và quan trọng nhất.
- Tránh việc trả lãi suất: Việc trả lại có thể khiến nền tảng tài chính của bạn khốn đốn. Hãy đặt mục tiêu, xóa sổ nợ nần nhanh nhất có thể. Nếu không, hãy vay ít nhất có thể và trả ngay khi có thể.
- Giảm bớt các phí định kỳ: Thực tế, trả các phí định kỳ mỗi tháng sẽ khiến bạn tốn khá nhiều tiền bạc. Các hóa đơn định kỳ như truyền hình cáp, tạp chí… nếu có thể hãy giảm bớt
- Tập trung vào mục tiêu lớn: Tập thói quen tiết kiệm hàng ngày giúp bạn rất nhiều lợi ích. Cuộc sống của bạn vì thế cũng đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Tiết kiệm từng cái một sẽ giúp bạn tích lũy được vốn có các mục tiêu lớn. Ví dụ như mua nhà, mua xe…
- Kiếm tiền giúp bạn giàu có. Và thói quen tiết kiệm giúp bạn duy trì nền tảng tài chính vững mạnh. Tăng thu, giảm chi, bạn sẽ làm tăng thặng dư tiền mặt.
3. Bắt đầu chiến lược tiết kiệm
Kỹ năng tiết kiệm phụ thuộc vào việc bạn sử dụng thặng dư tiền mặt. Nếu bạn tiết kiệm bằng cách đặt tiền trong két, đang đang mất dần chúng. Lạm phát sẽ khiến chúng mất giá và cản trở sự giàu có của bạn.
Kỹ năng tiết kiệm không chỉ dừng lại ở việc gom tiền thành một cục. Tiết kiệm nghĩa là… tìm cách đầu tư sinh lời. Hãy tìm hiểu các kênh đầu tư khiến tiền, tài sản của bạn nâng cao giá trị. Xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh không thể thiếu bước này.
Bạn cần một số lưu ý sau khi tiết kiệm và đầu tư như sau:
- Xây dựng và tuân thủ thực hiện kế hoạch tới cùng
- Tỉnh táo và đưa ra quyết định thận trọng. Đừng quyết định dựa trên cảm xúc hay ảnh hưởng của truyền thông.
- Đừng chạy theo đám đông. Hãy nhớ nguyên tắc của đầu tư là mua thấp – bán cao.
- Nhanh nhạy với biến động thị trường. Từ đó biết nắm bắt cơ hội và giảm thiểu rủi ro.
- Cần chuẩn bị một khoản tiết kiệm cá nhân. Việc này phải được ưu tiên hàng đầu.
Số tiền bạn tiết kiệm và cách bạn sử dụng chúng là một thước đo chuẩn mực. Nó phản ánh chất lượng cuộc sống của bạn và gia đình. Hãy áp dụng 3 bước cơ bản trên để xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh. Chúc bạn luôn thành công!
Có thể bạn đang quan tâm: Những lưu ý quan trọng khi vay tiêu dùng