18 mẹo lập ngân sách để quản lý tiền dễ dàng

1201
57f1ea9c 64e4 4f03 8bbc Fbd7ea611489

Những người có ngân sách cụ thể thường giải quyết hết nợ nhanh hơn, và đạt được những mục tiêu tiết kiệm thông qua việc chi tiêu thông minh. Thực tế, chỉ cần một chút thay đổi trong các thói quen tiền bạc, bạn sẽ đạt được các thói quen quản lí ngân sách hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!

Quản lý tiền hiệu quả
Quản lý tiền bạc như thế nào hợp lý?

Ngân sách cá nhân là phần tất yếu cho một nguồn lực tài chính khoẻ mạnh. Dựa vào ngân sách, bạn có thể tạo ra kế hoạch chi tiêu hợp lí và an tâm về khả năng tài chính cho những khoản quan trọng thật sự đáng đầu tư. Những mẹo ngân sách này sẽ giúp bạn có được một bức tranh cụ thể về nguồn lực tài chính mình đang có và thậm chí khám phá ra những nguồn thu nhập thêm mà bạn có thể phân bổ vào các mục cần thiết hơn. 

1. Cần thiết hay ước muốn nhất thời? 

Bạn thực sự “Cần” những gì trong cuộc sống để đạt được thể trạng, tâm trí và tài chính khoẻ mạnh? Hãy nghĩ đến thức ăn, tiền thuê nhà, và giải quyết nợ. Những điều này nên được cân nhắc mỗi khi bạn lên kế hoạch chi tiêu ngân sách. Hầu hết những thứ khác sẽ nằm trong nhóm “Muốn”, tất nhiên bạn cũng nên dành một khoản nhất định cho những mong muốn này, nhưng hãy nhớ quyên tắc 50/20/30, dành ra 30% hoặc ít hơn cho những khoản phát sinh mà bạn thực sự “Muốn” đạt được để nâng cao phong cách sống. 

Có thể bạn quan tâm:

2. Giữ và sắp xếp hoá đơn 

Hãy nhớ giữ các hoá đơn và biên lai cho những trường hợp cần kiểm tra, khiếu nại hoặc tranh chấp, hay cho mục đích kê khai thuế. Sắp gọn tất cả vào một bì kẹp lớn phân loại theo tháng hoặc theo tài khoản, tuỳ vào nhu cầu sử dụng. Hoặc nếu bạn thường nhận hoá đơn và biên lai qua email, hãy nhớ dành vài giây để phân định file vào một thư mục. Bạn sẽ cám ơn bản thân mình trong tương lai. 

3. Sử dụng các tài khoản khác nhau

Một tài khoản dành riêng cho những chi tiêu cố định như tiền thuê nhà, tiền trả góp xe hơi sẽ giúp bạn nhìn ra rõ hơn ngân sách còn lại cho những chi tiêu linh hoạt khác như thức ăn, hoặc mua sắm. 

Quản lý tiền hiệu quả
Nên có một số tài khoản khác nhau tuỳ mục đích chi tiêu

4. Ưu tiên giải quyết nợ

Tất nhiên bạn sẽ cảm thấy hứng thú hơn khi đầu tư vào khoản để dành cho du lịch hoặc mua xe hơi mới, nhưng cũng đừng quên việc giải quyết các khoản nợ đang chờ. Ưu tiên hoàn nợ không những giúp tiết kiệm được khoản lãi suất sản sinh theo thời gian, mà còn giúp bạn đỡ phải đau đầu mỗi khi nghĩ về nợ. Hoàn trả nợ và kiểm soát nợ ở một mức nhất định còn giúp điểm tín dụng của bạn ổn định và sẽ có ít cho những đầu tư sau này.

5. Phân loại thức ăn thành hai nhóm 

Chi trả cho thức ăn chiếm một phần lớn thu nhập, vậy nên bạn cần có một ngân sách cụ thể cho khoản này. Đừng nhập ngân sách mua nguyên vật liệu cho chế biến tại gia chung với ngân sách cho nhà hàng quán ăn ngoài. Bạn có thể trả bằng thẻ khi đi ăn, và khi đi mua sắm trả bằng tiền mặt để tách biệt hai mục này. Khi cầm tiền trên tay, bạn nhận  thức mình chi tiêu như thế nào và có trách nhiệm với ngân sách cá nhân hơn.

6. Đừng quên tận hưởng cuộc sống

Chúng ta đang cố gắng tiết kiệm, nhưng cũng cần phải tận hưởng cuộc sống. Thỉnh thoảng bạn cũng nên cho phép bản thân đi xem phim, khám phá bar mới, hoặc thư giãn ở spa. Khi bạn tự thưởng bản thân, bạn có động lực cao hơn để đạt được mục tiêu. Như là cheat day cho tài chính vậy.

7. Tiết kiệm trước, tiêu xài sau 

Thường xuyên, chúng ta bắt đầu để dành phần còn lại sau khi đã chi tiêu cho các mục khác. Như vậy ta không thể đảm bảo một khoản cố định vào quỹ tiết kiệm hằng tháng.

8. Ngày không mua sắm

Hằng tuần hãy dành ra một ngày không mua sắm trừ khi thật sự cần thiết, việc này sẽ giúp bạn kiềm chế mức chi tiêu hằng tuần dễ dàng hơn. Và nếu bạn dám thử, hãy không mua sắm những thứ không thật sự cần thiết trong vòng một tháng! 

Macintosh HD:Users:MimNguyen:Downloads:becca-mchaffie-Fzde_6ITjkw-unsplash.jpg
Đặt ra một ngày không mua sắm nhằm hạn chế mức chi tiêu

9. Sử dụng đúng công cụ 

Tận dụng các ứng dụng hay sử dụng các bảng mẫu quản lí tài chính cá nhân để hình dung cụ thể mục đích sử dụng số tiền hiện có, không bỏ qua các khoản cần trả và mục tiêu cần đạt, và nhận ra kịp thời khi đã vược giới hạn chi tiêu ở một mục nhất định. 

Có thể bạn quan tâm:

10. Bắt đầu đầu tư vào quỹ hưu trí ngay bây giờ

Không bao giờ là quá sớm để bắt đầu một quỹ hưu trí, bạn sẽ giảm thiểu áp lực lên ngân sách sau này rất nhiều chỉ bằng việc dành ra một khoản nhỏ cố định mỗi tháng. 

11. Phân chia số tiền được nhận

Nếu khả thi, bạn có thể yêu cầu tiền lương mỗi tháng được trả vào các tài khoản khác nhau, đảm bảo các khoản chi cố định luôn được hoàn thành, ít phải suy nghĩ hơn. 

12. Lên kế hoạch cho những khoản chi lớn

Nếu bạn đang suy nghĩ chọn mua một sản phẩm có vật giá cao, hãy lên kế hoạch để dành sớm. Chọn ra thời gian bạn muốn có sản phẩm này, và chia cho số tháng hoặc ngày bạn có. Tránh chọn mua sản phẩm bằng cách ghi nợ vào thẻ tín dụng, bạn sẽ phải trả thêm lãi xuất cho đến khi hoàn hết nợ gốc. 

13. Phác thảo mục tiêu một cách cụ thể và thực tế

Mục tiêu sẽ dễ dàng đạt được khi thoả mãn các yếu tố cụ thể, đo lường được, trong tầm với, có giá trị bổ sung, và có thời gian nhất định (nguyên tắc SMART). Ví dụ như “tôi muốn có được 30 triệu trong tài khoản khẩn cấp vào tháng 10 năm nay”

14. Chuẩn bị trước cho những dịp lễ tết

Khoản thời gian trở lại trường học, Giáng sinh hay Năm mới là lúc nhu cầu mua sắm của bạn (và tất cả mọi người) tăng cao. Lên kế hoạch chuẩn bị trước cho ngân sách, hoặc mua sắm những khoản cần thiết nếu khả thi, để tránh hoặc giảm bớt mức chi tăng cao trong những thời điểm này.

Macintosh HD:Users:MimNguyen:Downloads:lunar-new-year-254895_1920.jpg
Kế hoạch tài chính dài hạn giúp bạn lường trước những khoản chi tiêu phát sinh.

15. Từng đồng trong tài khoản nên được sử dụng với một mục đích cụ thể

Lập ra bảng biểu nhằm kiểm soát nguồn tài chính đang được rót vào đâu qua từng tháng. Từng đồng trong tài khoản của bạn nên được sử dụng vào một mục đích cụ thể, không nhất thiết là cho việc mua sắm, nhưng cần phải có một mục đích hữu dụng cụ thể như quỹ tiết kiệm, quỹ hưu trí, hoàn trả nợ. 

16. Chuẩn bị cho những điều không lường trước 

Lên kế hoạch kĩ càng thế nào chăng nữa, luôn sẽ có những điều phát sinh xuất hiện như xe bể bánh hoặc ốm đau. Vì vậy có một quỹ khẩn cấp riêng là cực kì quan trọng, bạn có thể đặt mục tiêu cho quỹ này tầm 3 tháng chi tiêu để bắt đầu, nhưng tất cả tuỳ thuộc vào khả năng của bạn. Chỉ cần có một khoản khẩn cấp duy nhiều hay ít, bạn đã bảo vệ cho tương lai của mình tốt hơn. 

17. Danh mục dự phòng 

Đôi khi bạn sẽ có nhu cầu chi nhiều hơn cho một khoảng nhất định trong ngân sách, thế nên dành riêng một mục dự phòng là cần thiết. Nhưng đây không nên là nguồn chi thêm cho những nhu cầu không chính đáng. 

18. Điều chỉnh ngân sách hằng tháng

Quản lý tiền hiệu quả
Điều chỉnh ngân sách hợp lý.

Nhu cầu mỗi tháng có thể không cố định, và tất nhiên ngân sách không nên bị bó buộc và không thể thay đổi. Nếu nhận ra bạn thường xuyên chi tiêu vượt mức cho một khoản nhất định và không nhiều lắm cho một khoản khác, bạn có thể xem xét để thay đổi ngân sách của mình nhằm phục vụ cho nhu cầu bản thân tốt hơn. Bạn nên kiểm tra chi tiêu hằng tháng để hiểu được mình có đang theo sát kế hoạch. 

Có thể bạn quan tâm: 09 kỹ năng quản lý tài chính cá nhân hữu ích

Cho dù với quỹ thời gian hạn hẹp, đầu tư lên kế hoạch ngân sách là cực kì cần thiết để đạt được nguồn tài chính khoẻ mạnh. Theo sát kế hoạch đã định giúp bạn tận dụng triệt để nguồn thu nhập cá nhân và giảm nỗi lo âu khi biết rằng ngân sách của mình đã được sắp xếp và điều động vào các mục đích cụ thể.

0 / 5. 0