4 cách chi tiêu thông minh giúp bạn giảm áp lực tiền bạc mỗi cuối tháng

1686

4 cách chi tiêu thông minh sau sẽ giúp bạn giảm bớt áp lực tiền bạc mỗi cuối tháng, từ đó có thể chủ động hơn trong mọi hoạt động, làm việc cho cuộc sống

1. Chi tiêu theo công thức “6 chiếc lọ”

Chi tiêu theo công thức “6 chiếc lọ”
Bí quyết quản lý chi tiêu với 6 chiếc lọ

Đây là công thức “kinh điển” cho những ai mong muốn có được một công thức chi tiêu thông minh. Theo công thức “6 chiếc lọ” này, bạn sẽ chia tổng thu nhập của mình ra làm 6 phần, tương ứng với tỷ lệ phần trăm khác nhau. Trong đó cụ thể như sau:

  • Lọ số 1: Dành cho chi tiêu ăn uống. Lọ số 1 sẽ chiếm 55% thu nhập của bạn.
  • Lọ số 2: Dành cho mục đích tiết kiệm dài hạn. Lọ số 2 sẽ chiếm 10% thu nhập của bạn.
  • Lọ số 3: Dành cho giáo dục. Lọ số 3 sẽ chiếm 10% thu nhập của bạn.
  • Lọ số 4: Dành cho việc trải nghiệm, hưởng thụ. Lọ số 4 sẽ chiếm 10% thu nhập của bạn.
  • Lọ số 5: Dành cho quỹ tự do tài chính. Lọ số 5 sẽ chiếm 10% thu nhập của bạn.
  • Lọ số 6: Dành cho quỹ từ thiện. Lọ số 6 sẽ chiếm 5% thu nhập của bạn.

Công thức này được lập ra để ai cũng có thể phân bổ thu nhập mình một cách khoa học nhất có thể. Đây là cách chi tiêu thông minh đơn giản bạn có thể áp dụng ngay cả khi không có nhiều kinh nghiệm, kiến thức quản lý tài chính.

2. Đặt ngân sách theo từng ngày

Đặt ngân sách theo từng ngày
Ngân sách chi tiêu hằng ngày giúp bạn kiểm soát được chi tiêu.

Khi bạn có một nguồn thu nhập ổn định, bạn nên đặt ra ngân sách chi tiêu từng ngày. Ngay cả khi bạn còn độc thân hay là bạn đã lập gia đình thì việc đặt ra ngân sách chi tiêu theo từng ngày rất quan trọng. Chỉ khi đặt ra được kế hoạch ngân sách chi tiêu thật chặt chẽ, bạn mới “kìm hãm” được cơn mua sắm của mình.

Việc đặt ra ngân sách theo từng ngày không có nghĩa là bạn phải đặt ra mức chi tiêu hằng ngày quá hạn hẹp, bởi vì như thế cũng đồng thời khiến tinh thần bạn không được thoải mái. Hãy đặt ra ngân sách dựa trên thu nhập hiện tại và nhu cầu cá nhân của bạn.

Để làm điều đó, bạn nên tự đặt ra cho mình những câu hỏi. Liệu với số tiền đó bạn có thể có được một ngày thoải mái để tập trung hết mình cho công việc hay không? Hay là bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi vì thiếu trước hụt sau, hay phải chi tiêu cho những sản phẩm, dịch vụ kém chất lượng hơn. Bạn hoàn toàn có thể tự đặt ra bất kỳ mức ngân sách chi tiêu nào trong ngày, miễn là thu nhập của bạn có thể đáp ứng được.

3. Dùng thẻ tín dụng cho những khoản chi tiêu phát sinh

Dùng thẻ tín dụng cho những khoản chi tiêu phát sinh
Thẻ tin dụng tiện lợi cho bạn.

Thẻ tín dụng, trong một số trường hợp, đem lại rất nhiều tiện lợi dành cho bạn. Nếu bạn biết sử dụng thẻ một cách thông minh thì chắc chắn bạn sẽ thấy nó đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Giả sử như trong tháng bạn đã phân bổ thu nhập của mình ra tất cả các khoản rồi, thì khi có những khoản cần phải chi tiêu đột xuất (thiết bị trong nhà hư hỏng, đặt vé máy bay cho chuyến công tác,…) thì hãy tận dụng lợi thế từ thẻ tín dụng. Hầu hết các sản phẩm thẻ tín dụng đều được 45 ngày miễn lãi. Bạn hoàn toàn có thể dùng thu nhập của tháng sau để đắp vào phần chi phí phát sinh của tháng này.

4. Thanh toán trước các chi phí cố định và linh hoạt trong chi tiêu

Thanh toán trước các chi phí cố định và linh hoạt trong chi tiêu
Chi phí cố định là gì?

Các chi phí cố định thường có trong cuộc sống của bạn đó là tiền điện, tiền nước, tiền internet, tiền thuê nhà (nếu bạn ở nhà thuê), tiền giữ xe,…Tất tần tật những chi phí đó nên nhanh chóng thanh toán bởi vì trước sau gì bạn cũng sẽ phải thanh toán nếu không bị cắt dịch vụ. Khi thanh toán xong các khoản phí cố định rồi, phần còn lại bạn sẽ phân bổ chi tiêu trong tháng. Như thế sẽ khiến cho bạn cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều.

Chi tiêu thông minh không phải là một chuyện đơn giản. Đó là một nghệ thuật bạn cần phải học và thực hành mỗi ngày. Khi biết cách kiểm soát tiền bạc, bạn sẽ chủ động hơn trong cuộc sống đồng thời giảm bớt được áp lực tiền bạc của mình mỗi cuối tháng.

0 / 5. 0