Nhu cầu chi tiêu của mọi thành viên trong gia đình chúng ta luôn có xu hướng tăng lên mỗi ngày. Nếu không chi tiêu hợp lý sẽ khiến cho tình trạng bội chi ngân sách. Vậy làm sao để cân bằng ngân sách cho gia đình mình? Dưới đây là một số mẹo hay giúp bạn kiểm soát tiền hiệu quả, đáp ứng nhu cầu của các thành viên.
Nội dung
1. Đánh giá tổng quan về việc chi tiêu của gia đình
Một trong các mẹo để giúp bạn cân bằng ngân sách gia đình hiệu quả đó là tổng quan lại việc chi tiêu của các thành viên. Các con số cần phải khách quan, chính xác để bạn còn biết được có những khoản chi tiêu nào? Số tiền chi đó là bao nhiêu? Khoản chi nào là thường xuyên và mất nhiều tiền nhất? Hay chúng đã hợp lý hay chưa?
Qua đó, bạn sẽ biết nắm bắt được tình hình chi tiêu của gia đình mình. Đồng thời, bạn cũng sẽ biết được các thành viên đã “vung tay quá đà” ở những khoản nào. Từ đó, bạn sẽ biết cách cân bằng chi tiêu sao cho thật hợp lý nhằm đáp ứng nhu cầu tối thiểu của các thành viên.
Bạn có thể dùng một cuốn sổ, máy tính hay một phần mềm quản lý tài chính nào đó để ghi lại. Điều này sẽ giúp bạn thuận tiện hơn trong việc theo dõi. Trong trường hợp, bạn thường dùng thẻ ghi nợ hay thẻ tín dụng để thanh toán cho các khoản chi tiêu. Bạn có thể lưu lại số liệu ngân hàng gửi và yêu cầu họ báo cáo lại cho bạn vào mỗi tháng.
2. Hãy lập kế hoạch trước khi có ý định mua sắm
Khi cân đối ngân sách chi tiêu cho gia đình, bạn không thể bỏ qua các bước lập kế hoạch. Nếu bạn muốn quản lý chi tiêu, tiết kiệm tiền hiệu quả thì bạn cần lên kế hoạch trước khi mua sắm. Tiến hành liệt kê danh sách một số món đồ thiết yếu mà bạn cần mua trong khoảng thời gian sắp tới. Chúng có thể là TV, tủ lạnh, xe máy, điều hòa,… Những khoản chi tài chính như: tiền gửi tiết kiệm, tiền đi đầu tư, thẻ tín dụng,… Bạn cũng có thể liệt kê những khoản chi tiêu trong khoảng thời gian 3 – 5 năm tới chẳng hạn. Danh sách này sẽ cho bạn biết được những khoản nào cần được ưu tiên, giúp bạn cân bằng ngân sách hiệu quả.
Có thể bạn đang quan tâm: Kinh nghiệm chọn gói vay mua ô tô trở nên nhẹ nhàng
3. Phân loại các khoản chi tiêu trong gia đình
Đây được xem là mẹo giúp bạn cân bằng ngân sách và dự tính được các khoản chi tiêu của mình. Bạn hãy tổng hợp chi tiêu của cả gia đình, phân chia chúng vào từng nhóm và cân nhắc đến số tiền đó là bao nhiêu. Chẳng hạn như:
- 30% cho nhóm tiết kiệm, đầu tư: số tiền chi cho các sở thích, nhu cầu của mỗi cá nhân. Tiền mua nhà, du lịch, tiền mừng cưới, tiền chi cho các quỹ đầu tư… trong tương lai.
- 20% cho nhóm dự phòng: Tiền chi cho các khoản chi phí phát sinh bất ngờ mà không dự đoán trước được như tiền sửa xe, tiền khám bệnh, tiền làm giấy tờ,…
- 50% cho nhóm chi tiêu thiết yếu, hàng ngày: dùng để chi cho những vật dụng hằng ngày như ăn uống, quần áo. Hay chi cho các vật dụng nhỏ trong gia đình, giải trí, cafe, các hoá đơn hàng tháng,…
4. Đừng quên lập một tài khoản tiết kiệm
Ngoài các khoản chi tiêu thiết yếu, dự phòng thì gia đình bạn không thể thiếu đi các khoản tiết kiệm để thực hiện các mục tiêu ngắn hay dài hạn. Mỗi tháng, bạn nên bỏ vào tài khoản tiết kiệm một số tiền nhất định. Bạn tuyệt đối không được mang số tiền này chi tiêu cho các mục đích, lợi ích cá nhân. Thay vì để nguyên trong tủ, két sắt, bạn nên gửi vào ngân hàng để hưởng lãi suất. Việc gửi tiết kiệm vào ngân hàng sẽ tránh tình trạng bạn dùng số tiền đó để mua sắm, sử dụng cho các chi tiêu thường ngày. Bạn cần phải nghiêm túc thực hiện để việc cân bằng ngân sách cho gia đình đạt được hiệu quả như mong muốn.
Việc cân bằng ngân sách cho gia đình không phải là một điều dễ dàng nhưng cũng không hẳn là quá khó khăn. Chỉ cần dựa vào các mẹo đã được chia sẻ ở trên, đảm bảo bạn sẽ có một giải pháp hoàn hảo cho gia đình mình.
Bài viết khác: 5 sai lầm phổ biến trong quản lý tài chính cặp vợ chồng trẻ thường hay mắc phải và cách phòng ngừa