4 mẹo quản lý tài chính sau kết hôn cho các cặp đôi mới cưới

2312

Quản lý tài chính sau kết hôn thường phức tạp hơn quản lý chi tiêu cá nhân do quan điểm về tài chính của 2 vợ chồng có thể khác nhau và nhu cầu chi tiêu cũng đa dạng hơn. Vì vậy, ngay sau khi kết hôn, bạn cần biết thêm những mẹo quản lý tài chính sau kết hôn để tránh mâu thuẫn trong gia đình về vấn đề tiền bạc.

Trước tiên, vợ chồng bạn hãy bắt đầu thẳng thắn nói về vấn đề tài chính sau khi kết hôn bằng cách thảo luận, chia sẻ quan điểm về tình trạng tài chính của cả hai, quản lý thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm cho tương lai. Hãy nhớ rằng phải bàn bạc cùng nhau càng sớm càng tốt. Đây là bước rất quan trọng để hai bạn hiểu rõ về cách quản lý tiền bạc của nhau để có cách thích ứng và điều chỉnh phù hợp. Tiếp theo, bạn hãy tham khảo những mẹo quản lý tài chính sau kết dưới đây:

1. Lên mục tiêu ngắn hạn và dài hạn

mẹo quản lý tài chính sau kết hôn hiệu quả

Cùng nhau lên những kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Sau khi đã chia sẻ quan điểm, hãy cùng nhau lên những mục tiêu tài chính cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và kế hoạch trong tương lai. Đây là mẹo quản lý tài chính sau kết hôn cần được áp dụng ngay. Vậy các cặp vợ chồng cần lên những mục tiêu gì?

  • Bạn hoặc đối phương cần trả những khoản nợ riêng trước khi kết hôn?
  • Vợ chồng bạn cần mua nhà/xe trả góp?
  • Dự trù khoản tiết kiệm cho việc có con?
  • Lên kế hoạch tiết kiệm cho việc du lịch?

Bạn hãy viết ra những mục tiêu trong ngắn hạn và dài hạn để phân chia thu nhập, thống nhất chi tiêu chung và riêng để đạt được mục tiêu trong một thời gian nhất định.

2. Thảo luận về tài khoản ngân hàng

Hai bạn có thể bắt đầu phân vân về việc giữ tài khoản riêng hay mở một tài khoản chung sau khi kết hôn. Lời khuyên của chuyên gia là bạn nên làm cả 2 việc trên.

Bạn và đối phương có thể duy trì tài khoản riêng, giữ lại một khoản nhỏ thu nhập mỗi tháng để chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản như ăn uống, sửa chữa đồ vật hư hỏng, gặp gỡ bạn bè, đối tác,… Cách này cũng giúp bạn và đối phương không bị kiểm soát quá nhiều và đảm bảo thoải mái quyết định trong chi tiêu cá nhân.

Với tài khoản chung, hai bạn góp phần lớn thu nhập hằng tháng của mỗi người và thống nhất không sử dụng khoản tiền chung nếu không có sự cho phép của vợ hoặc chồng. Bạn có thể lập tài khoản thanh toán chung để quản lý chi tiêu dễ dàng hoặc tài khoản tiết kiệm không kì hạn để thu thêm một khoản tiền lãi nhỏ nếu dòng thu nhập của 2 bạn đã ổn định.

Đây là mẹo quản lý tài chính sau kết hôn tạo niềm tin giữa 2 vợ chồng và tôn trọng những nhu cầu, thói quen chi tiêu cá nhân của nhau.

3. Tạo một quỹ dự phòng khẩn cấp

Ngay sau khi cưới, bạn cần hỏi ý kiến bạn đời về việc lên kế hoạch tài chính dự phòng cho những trường hợp khẩn cấp. Một quỹ tài chính dành riêng cho những khoản chi lớn bất ngờ như thất nghiệp, nhà cửa hư hỏng, bệnh tật, tai nạn,…  sẽ rất cần thiết.

mẹo quản lý tài chính sau kết hôn hữu ích
Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp trong đời sống hôn nhân.

Xây dựng quỹ dự phòng khẩn cấp giúp bạn đảm bảo tài chính trong hầu hết trường hợp rắc rối phát sinh trong đời sống. Ngoài ra, đây còn là mẹo quản lý tài chính sau kết hôn giúp bảo vệ mối quan hệ của bạn tránh những mâu thuẫn, cãi vã khi gặp khó khăn lớn về tài chính. Bạn nên mở một tài khoản tiết kiệm dài hạn, linh hoạt về cách gửi góp và rút tiền ngay khi cần.

4. Đề ra ngân sách cho các khoản chi chung

Sau khi trừ ra khoản tiền riêng cho nhu cầu cá nhân của mỗi người và số tiền tích lũy chung mỗi tháng, hai bạn nên lên kế hoạch chi tiêu mỗi tháng. Theo đó, bạn cần xác định những khoản chi tiêu như sau:

  • Khoản chi cho ăn, uống chung.
  • Khoản chi cho giải trí của 2 vợ chồng.
  • Khoản chi cho mua sắm cần thiết trong gia đình.
  • Khoản chi thường xuyên cho bố mẹ của 2 bên (nếu có)
  • Khoản chi cho y tế/thuốc men, hư hỏng thiết bị/xe cộ.
  • Khoản góp tiết kiệm ngắn hạn cho việc du lịch ngắn ngày.
  • Các khoản chi khác.

Bạn nên xem xét và qui định ngân sách cho từng khoản chi để đảm bảo không chi tiêu “quá tay” và cân đối ngân sách cho mỗi tháng. Bằng mẹo chi tiêu sau kết hôn này, bạn sẽ xây dựng được thói quen chi tiêu chung cho hai vợ chồng và không làm ảnh hưởng các mục tiêu tài chính dài hạn.

5. Những cuộc họp về tài chính mỗi tuần

những mẹo quản lý tài chính sau kết hôn
Thảo luận về tài chính cùng nhau giúp giảm nỗi lo về tiền bạc

Sau khi kết hôn hoặc kể cả đã kết hôn lâu, việc thiết kế một kế hoạch chi tiêu và quản lý tài chính phù hợp cho cả hai vợ chồng không phải chuyện đơn giản. Một mẹo quản lý tài chính sau kết hôn hay ho là hãy ngồi lại và thảo luận cùng nhau mỗi tuần hoặc mỗi tháng tùy thuộc vào mức độ biến động trong dòng thu chi của cả hai.

Theo đó, hãy bày tỏ quan điểm của bạn về cách chi tiêu của đối phương và lắng nghe suy nghĩ của đối phương về việc quản lý tài chính của bạn. Sau đó, bạn nên theo dõi tình chi tiêu liên tục trong 6 tháng và bàn bạc cùng nhau vào mỗi tuần/tháng để tìm ra hợp điều chỉnh hợp lý nếu ngân sách không đủ hoặc hai bạn cần cắt giảm những khoản chi không cần thiết.

Ngoài ra, khi áp dụng mẹo quản lý tài chính sau kết hôn này, hai bạn có thể tăng sự giao tiếp gần gũi, giúp tình cảm vợ chồng thêm gắn kết. Việc dành thời gian nói chuyện với nhau cũng giúp hai vợ chồng giảm bớt nỗi lo về tiền bạc.

Trên đây là những mẹo quản lý tài chính sau kết hôn hữu ích mà bạn nên áp dụng từ lúc mới cưới. Dù thiết kế hoạch tài chính như thế nào, hãy nhớ rằng sự tôn trọng, tin tưởng và chia sẻ là những yếu tố quan trọng nhất để quản lý tài chính hiệu quả mà hôn nhân vẫn bền vững và gắn bó.

0 / 5. 0